Ông sinh ra ở Đăk Lăk, nhưng lớn lên ở thành phố Huế trong
không khí tĩnh lặng của ngôi chùa Hiếu Quang, nơi gia đình gửi ông vào vì đời
sống quá khó khăn và dường như nhìn thấy nơi bản thể ông căn nghiệp tu hành.
Những năm tháng sống ở chùa đã lưu dấu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn một cái
nhìn hư vô đối với đời sống.
Sinh thời, Trịnh Công Sơn tâm sự: “Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo
chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật.
Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có nhiều năm tháng nằm bệnh, đêm
nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc
ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có lẽ vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua
những cổng nhà Phật nên trong vô thức bên cạnh những di sản văn hóa Đông - Tây
góp nhặt được còn có lời kinh kệ nằm ở đấy”.
Với Trịnh Công Sơn, đạo Phật là hơi thở, là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không thờ ơ hay lãng quên cuộc sống: “Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình, một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc lời ru con của mẹ. Tôi cố gắng làm thế nào để có thể trong bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người”. Ông còn nói: “Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Mỗi người phải tự nỗ lực để xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc đời khác đi”.
Với Trịnh Công Sơn, đạo Phật là hơi thở, là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không thờ ơ hay lãng quên cuộc sống: “Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình, một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc lời ru con của mẹ. Tôi cố gắng làm thế nào để có thể trong bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người”. Ông còn nói: “Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Mỗi người phải tự nỗ lực để xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc đời khác đi”.
Đời sống đầy u buồn vì nó tạm bợ. Tất cả - chim trời, hoa
lá, niềm vui, những cuộc tình, và chính đời sống mỗi con người – chỉ là những
điều tạm bợ, phù du như sương mù. Trong bài “Ở trọ”, Trịnh Công Sơn nhấn mạnh
rằng, vạn vật chỉ là kẻ ở trọ nơi cõi trần:
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
Tự dầm mình trong khí hậu của cô đơn, trong cái màu sắc Khổ
đế của Phật giáo và dùng lăng kính ngày xưa để yêu và sống, chỉ có điều Trịnh
Công Sơn nói bằng nhạc và thơ:
“Nghe xót xa hằn lên tuổi
trời
Trẻ thơ ơi
Trẻ thơ ơi
Tin buồn từ
ngày mẹ cho
Mang nặng kiếp người” (Gọi
tên bốn mùa).
Do đó thế giới nhạc ngữ Trịnh Công Sơn rất lạ: Thực quyện Ảo,
Không quyện Có, Khoảnh Khắc hòa lẫn với Thiên Thu… Nhưng ngày nào đời sống còn
hiến tặng những “cây trái trần gian” thì ngày đó Trịnh Công Sơn còn tha thiết
với đời. Dẫu đó chỉ là những sắc màu của kỷ niệm, của sự chia lìa, khổ đau, mất
mát:
“Dù đến rồi đi/ Tôi cũng
xin tạ ơn người
Tạ ơn đời/
Tạ ơn ai/ Đã cho tôi tình sáng ngời
Như sao
xuống từ trời” (Tạ ơn).
Cả cuộc đời ông là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của một Phật
tử. Trong Để Gió Cuốn Đi, ông đã hát:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi”
và trong bài Ru em:
“Yêu em yêu thêm tình phụ
Yêu em lòng
chợt từ bi bất ngờ”. Đây là thái độ “phá chấp” của một con
người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo.
Sự nhạy cảm với tính hữu hạn của đời người theo quy luật
Sinh-Lão-Bệnh-Tử trong dâu bể vô thường đã làm nên một phong cách Trịnh Công
Sơn “một mình một cõi” với những ca từ đầy chất thơ, triết lý, kết hợp với
những khúc thức giản dị mang âm hưởng giọng thứ (La thứ) u hoài, man mác, gợi
lên một sự trầm tư không dứt về ý nghĩa tồn tại của đời người trên dòng thời
gian tuyến tính, mà xét đến cùng cũng chỉ là một tiến trình từ chiếc nôi đến
nấm mồ không thể đảo ngược:
“Dưới vòng nôi mọc từng nấm mồ
Dưới chân người cỏ xót xa đưa” (Cỏ
xót xa đưa).
Trong bài “Đóa hoa vô thường”, ông hát về những giai đoạn
của một cuộc tình – niềm vui khi tình yêu chớm nở và sau đó là một kết cuộc
buồn không thể tránh khỏi:
Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó ta ngồi mê
Để thấy trên đường xa
Một chuyến xe tựa như
Vừa đến nơi chia lìa
Trong những bài hát của Trịnh Công Sơn, cái chết, chuyến ra
đi cuối cùng, không bao giờ là điều xa xôi. Trong một số bài hát, ông nói đến
cái chết của chính mình, như
trong bài “Bên đời hiu quạnh”:
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi
Trong các bài khác, ông nói đến cái chết một cách mơ hồ hơn – như là hành trình về “nơi cuối trời.” Dù bằng hình ảnh nào đi nữa, nhạc Trịnh Công Sơn luôn hướng đến sự vĩnh hằng, như trong bài hát với tựa đề “Lời thiên thu gọi”:
Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ vơ
Chợt tôi thấy thiên thu
Là một đường không bến bờ
Và trong bài “Còn có bao ngày”, ông hát:
Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm
Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm
Triết lý nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn còn bao gồm cả vũ trụ
học. Có hai thế giới: một thế giới thực, là “trần gian” hay “nhân gian”, và một
thế giới phi thực, là “thiên thu”, “đất muôn đời”, “thiên đàng” hay “vườn địa
đàng”.
Trịnh
Công Sơn đã thênh thang “Một cõi đi về”. Cái ông để lại không
là hơi ấm tâm linh, niềm an ủi dặn dò của một Phật tử dành cho bao người đã đến
và sẽ đến trần gian này làm người. Nó là những lời thì thầm dấu yêu, những khúc
thơ đau thương về thân phận kiếp người, cái đẹp muôn đời mà con người có đầy đủ
tư cách cất mình vươn tới.
Thăm em gái đọc bài sưu tầm
Trả lờiXóachúc em gái vui vẻ tươi xinh nhé ! (~_~)
http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/EC9888EC819CEC9584EC9DB4ECBD98EAB780EC97ACEC9AB4EC9DB4EBAAA8ED8BB0ECBD98EC9B80ECA781EC9DB4EB8A94EC9DB4EBAFB8ECA780_104_zpsme0c2e3j.gif
Em cảm ơn chị! Em chúc chị ngày mới nhiều niềm vui nha!
XóaNhạc Trịnh đã đi vào lòng người theo nhịp điệu của cuộc sống và hơi thở....
Trả lờiXóaBài sưu tầm rất hay!
Chúc em luôn vui !
Hồi trước, khi chưa biết đạo Phật, em không thích nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho lắm. Sau này, nghe và ngẫm từng ca từ trong các nhạc phẩm của ông thì em mới hiểu, nhất là các bài hát có nói về giáo lý đạo Phật. Từ đó, em mới thấy mình quá hời hợt.
XóaEm cảm ơn anh! Em chúc anh luôn an lạc ạ!
Chị sang thăm cùng chia sẻ với em bài sưu tầm thật hay,nhạc Trịnh chị rất thích,cảm ơn và chúc đêm an giấc em gái HOA ĐÀO MÙA XUÂN nhé!
Trả lờiXóaDạ vâng, nhạc Trịnh Công Sơn rất hay. Em cũng thích giống như chị. Ngày xưa thì em lại không như thế, hii.
XóaEm cảm ơn chị! Em chúc chị nhiều niềm vui trong ngày mới nha!
Nhạc Trịnh Công Sơn,bài nào cũng hay.
Trả lờiXóaChúc em luôn có nhiều niềm vui.
Vâng, nhạc của ông có giai điệu rất đẹp, ca từ đậm tính triết lý sâu sắc không dễ dàng hiểu ngay khi mới nghe lần đầu.
XóaEm cảm ơn chị! Em chúc chị cuối tuần vui vẻ nha!
Chị thăm Em
Trả lờiXóaBlog Em nhìn thật là thơ mộng
Mến chúc Em cuối tuần thật nhiều niềm vui nhé!
http://oi64.tinypic.com/mue13.jpg
Em thì thấy hoa hồng nhà chị lung linh, nhà chị vừa đẹp và cũng bình yên nữa nè.
XóaDạ, em mến chúc chị luôn tươi vui nha!