NGẪM

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Sắc màu Phật giáo trong nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ( 2)


BÀI HÁT : CÁT BỤI
( 1 Hạt Bụi Nào Hoá Kiếp Thân Tôi)
Có nghĩa là con người và vạn vật vận trên đời này đều do tứ đại hiệp thành, Tứ Đại là Đất, Nứơc, Gió, Lửa, mà tứ đại thì giai không, mọi thứ trên đời này cuối cùng đều trở về hư không. Thế Giới chúng ta cũng phải trải qua bốn giai đoạn, 1 Thành, 2 Trụ, 3 Hoại , 4 Không. Thời gian trải qua bốn giai đoạn này là 1 Đại Kiếp. 1 Tiểu Kiếp là 16 triệu 800 ngàn năm. > 20 Tiểu Kiếp bằng 1 Trung Kiếp. 4 Trung Kiếp bằng 1 Đại Kiếp. Nghĩa là 4 Trung Kiếp, là 4 giai đoạn Thành, Trụ, Hoại Không, Trung Kiếp đầu là thành, " Hình thành" Trung Kiếp thứ 2 là Trụ, " Trụ vững. hiện chúng ta đang sống trong Trung Kiếp thứ 2 chính là Kiếp Trụ, và cũng chỉ có sự sống ở thời gian Trụ Kiếp này thôi còn 3 Trung kiếp còn lại, khôg có sự sống." Trung Kiếp thứ 3 là Hoại " Hư Hoại" và Trung Kiếp cuối cùng là Không " trở về Hư Không, không còn gì cả," Mọi thứ trên đời này đều sinh ra từ Đất, Cát ví như cơm gạo, cây cối, hoa quả, rau rợ, sinh ra từ đất, và cũng ăn dinh dưỡng của đất để sống, ông bà cha mẹ chúng ta ăn cơm gạo, hoa quả, rau rợ, sinh ra chúng ta tức chúng ta được hình thành từ đất cát " cát bụi" và chúng ta cũng nhờ những thứ đó mà trưởng thành, và con người do Tứ Đại, Đất, Nước, Gió Lửa hợp thành vình vậy gọi là. " Hạt Bụi Nào Hoá Kiếp Thân Tôi".
( 2 Để Ngày Mai Vương Hình Hài Lớn Dậy)
Tức là chúng ta đều sinh ra từ Cát Bụi rồi lớn đậy, sinh ra rồi từ từ phát triển.
( 3 Ôi Cát Bụi Tuyệt Vời,) ai biết mình là cát bụi thì người ấy tuyệt vời, còn người nào không nhận mình là cát bụi, nhưng sự thật họ vẫn là cát bụi, ví như trời nắng, người nào đeo cái kính râm sẽ thấy cảnh tối, còn người không đeo kính râm sẽ thấy ánh sáng của nắng, họ đeo cái kính râm nên không thấy ánh sáng của nắng, họ có đeo kính hay không thì trời vẫn cứ nắng, người biết mình là cát bụi chính là người không đeo cái kính râm, còn người không chịu nhận mình là cát bụi chính là người đeo cái kính râm, và họ có nhận mình là cát bụi hay không thì họ vẫn là cát bụi, như ở trên đã nói " hạt bụi nào hoá kiếp Thân tôi, Thân tôi chứ không phải là tôi, chúng ta không thể nào bỏ qua câu này được, cái thân không phải là ta, ta là Thần Thức không sanh diệt còn cái thân có sanh diệt, khi bỏ cái thân này rồi chúng ta sẽ được một cái thân khác, Thần Thức luôn sống vĩnh cửu không sanh diệt không chết, chỉ là sau khi bỏ cái thân này phải mang cái thân nào thôi, tạo nghiệp lành thì được thân Trời, Người, tạo nghiệp ác thì mang thân Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Nay chúng ta được thân người được nghe phật pháp là điều hiếp có, phải biết khó mà sinh được làm người, khó mà được nghe phật pháp.
( 4 Mặt Trời Soi Một Kiếp Dong Chơi). Mặt Trời ở đây nghĩa là trí tuệ, trí tuệ soi sáng của chúng ta, chúng ta biết, chúng ta đến cõi đời này chỉ là để rong chơi thôi, không ở mãi, chúng ta là khách không phải chủ, ví như người đi đường thấy quán trọ vào nghỉ qua đêm, rồi sáng hôm sau lại đi tiếp, chúng ta cũng như người khách đó không ở mãi trên cõi đời này, vì vậy đừng chỉ lo xây nhà cửa lầu các biệt thự cho mình, vì chúng ta không ở mãi và nó cũng không tồn tại mãi, hãy giúp đỡ mọi gười khác, vun bồi công đức cho nghiệp của mình ở đời vị lai, vì khi chúng ta chết không mang theo được gì cả, tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn con cái đều phải bỏ lại. chỉ có thể mang theo cái nghiệp thôi, cái nghiệp ta tạo ra nó theo ta mãi như bóng với hình, vậy sao chúng ta không đầu tư cho cái nghiệp mà toàn đầu tư cho những gì không thật, như nhà cửa, xe cộ vv không bền bỉ vĩnh cửu chỉ là cát bụi, khi chết không mang theo được phải bỏ lại tất cả, còn cái nghiệp nó theo mình thì không đầu tư cho nó, đời người ví như là chúng ta đi qua một cái cầu, chúng ta chỉ đi qua nó chứ đừng xây nhà trê nó, chúng ta chỉ là khách, không phải chủ, có đầu tư thế nào rồi chúng ta cũng bỏ đi thôi. Pháp Cú: Con Tôi Tài Sả Tôi, Người Ngu Sanh Ưu Não, Tự Ta Ta Không Có, Con Đâu Tài Sản Đâu! Thử hỏi lúc chúng ta bỏ cái thân này đi rồi, còn cái gì là của chúng ta. Con Đâu Tài Sản Đâu.
( 5 Hạt Bụi Nào Hoá Kiếp Thân Tôi. 6 Để Một Mai Tôi Về Làm Cát Bụi:) Các bạn thấy câu trước là vươn hình hài lớn dậy, câu sau là về làm cát bụi, tức là chúng ta phát chiển từ từ rồi đến lúc hư hoại, suy tàn, câu đầu là. Hạt bụi nào, hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. câu này là: Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Cát bụi lại trở về cát bụi, đầu là cát bụi, cuối là cát bụi, thì ở giữ nó cũng là cát bụi. là mộng huyễn giả tạm, " Ta là cát bụi, trở về cát bụi xin người nhớ cho, xin người nhớ cho)
( 7 Ôi Cát Bụi Mệt Nhoài. 8 Tiếng Động Nào Gõ Nhịp Không Nguôi:) chúng ta là cát bụi và trở về cát bụi đã quá nhiều lần rồi, đã quá khổ trong vòng luôn hồi, phải tự tìm đường thoát ra khỏi cái vòng luổn quẩn này thôi, đường để nó xoay chuyển mình mãi như thế. phải tự mình là chủ sinh tử của mình. thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Pháp Cú: Như Gậy Người Chăn Bò, Lùa Bò Ra Bãi Cỏ, Cũng Vậy Già Bệnh Chết, Lùa Người Tới Mạng Chung! Pháp Cú:. Một Đường Danh Lợi Thế Gian, Một Đường Đưa Tới Niết Bà Cao Sa, Tỳ Kheo Đệ Tử Phật Đà, Nhủ Lòng Cho Rõ Để Mà Bước Chân, Đường Nên Thăm Đắm Lợi Trần, Đạo Mầu Giải Thoát Chuyên Tâm Chau Đồi! Danh, Vọng, Lợi, Dưỡng, chỉ là cát bụi đường nên thăm đắm nó. Nhủ Lòng Cho Rõ Để Mà Bước Chân.
( 9 Bao Nhiêu Năm Làm Kiếp Con Người): tức là chúng ta đã bao nhiêu lần được làm người rồi, bao nhiêu lần sinh ra, bao nhiêu lần người khác đưa thân xác ta xuống mồ rồi, bao nhiêu lần về làm cát bụi rồi. và 1 í nghĩa khác chúng ta sống ở cõi đời hiện tại này đão bao năm rồi, sắp già rồi.
10 (Chợt Một Chiều Tóc Trắng Như Vôi): là Già
11 (Lá Úa Trên Cao Rụng Đầy): Là Bệnh.
12 (Cho Trăm Năm Vào Chết Một Ngày): Ý nói ở đời vốn vô thường cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, chỉ cần một hơi thở ra không thở lại nữa là đi luôn, Sống trăm năm đấy nhưng cái chết chỉ cần đến một giờ một phút là đi luôn, những gì đã làm trong trăm năm qua đều phải bỏ lại. Thế Tôn Lời Dạy Tỏ Tường. Năm Điều Quán Tưởng Phải Thường Sét Ra. Ta Đây Phải Có Sự Già. Thế Nào Tránh Thoát, Lúc Qua Canh Tàn. Ta Đây Bệnh Tật Phải Mang, Thế Nào Tránh Thoát Được An Mạnh Lành. Ta Đây Sự Chết Sẵn Rành, Thế Nào Tránh Thoát Tử Sanh Đến Kỳ.Ta Đây Phải Chịu Phân Ly, Những Người Yêu Quý Ta Đi Miệt Mài. Ta Đi Với Nghiệp Của Ta, Dù Cho Tốt Xấu Tạo Ra Tự Mình. Theo Ta Như Bóng Với Hình, Tạo Ra Hoạ Phước Phân Minh Rõ Ràng.
13 (Mặt Trời Nào Soi Sáng Tim Tôi. 14 Để Tình Yêu Xay Mòn Thành Đá Cuội): Mặt Trời là trí tuệ. tim tôi là tình thương. tức là người nào có tình thương với chúng sanh, là trí tuệ ví như mặt trời soi sáng trong tim, để tình yêu xay mòn thành đá cuội, tức là tình thương này bình đẳng. như chúng ta thấy đá cuội ở biển viên nào cũng nhãn thín như nhau. ý là đối với chúng sanh phải thương yêu công bằng như nhau, như ánh sáng của mặt trời soi sáng khắp cả thế gian vậy.
15 (Xin Úp Mặt Bùi Ngùi: 
16 Từng Ngày Qua Mỏi Ngóng Tin Vui): Tức là chúng ta siêng làm việc lành việc thiện, và đem công đước ấy hồi hướng cho tất cả chúng sinh. được thoát khỏi sanh tử luân hồi, không cầu hưởng phước báu phú quý ở đời. Ví như người làm những việc thiện như Phóng Sanh, Ấn Tống Kinh Sách, Cúng Dường, Từ Thiện, Ă Chay, Niệm Phật A Di Đà, rồi ngày ngày mong cầu được Vãng Sanh Về Thế Giới Cực Lạc, ( hoặc cõi Phật khác, hay Pháp môn khác hay cõi Niết Bàn) để liễu sanh thoát tử. đó là từng ngày qua mỏi ngóng tin vui.
17 (Cụm Rừng Nào Lá Xác Xơ Cây. 18 Từ Vực Sâu Nghe Lời Mời Đã Dậy.): ví như những người nghe theo giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca, tu học để thoát khỏi luôn hồi, Tham, Sân, Si, Danh, Vọng, Lợi, Dưỡng, chính là vược sâu, chúng ta nghe theo lời Thế Tôn, theo các vị Tăng Ni tu học chính là nghe lời mời đã dậy. vì số lượng này ít, lại phần nhiều già nữa, nên gọi là cụm rường nào lá xác xơ cây.
19 (Ôi Cát Bụi Phận Này, 20 Vết Mực Nào Xoá Bỏ Không Hay): Như ở trên đã nói, vạn vật trên đời này đều trải qua bốn giai đoạn, 1 Thành 2 Trụ 3 Hoại 4 Không. Trái đất của chúng ta cũng vậy, sẽ có ngày trở về hư không. như vậy về là cát bụi mà cuối cùng nó không còn là cát bụi nữa, trở về hư không.

SƯU TẦM TỪ INTERNET

CÁCH CẢM NHẬN KHÁC CỦA MỘT CƯ SĨ

               Ta là hạt bụi. Nhận chân điều này là một nhận chân sự thật về sự sanh-trụ-dị-diệt, theo tinh thần của lời Phật dạy. Đó cũng là nhận diện về sự vô ngã mà con đường của đạo Phật đi tới nhằm giúp cho hành giả buông chứ không phải buộc (dính mắc vào cái tôi và cái của tôi).
             Theo đó, "hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi " ngỡ như một câu hỏi nhưng thật là một câu khẳng định về sự vô thủy vô chung, nương nhau biểu hiện của sự sự vật vật trong cõi Ta-bà này. Vì sao không đầu, không cuối? Bởi tất cả đều do duyên sanh-diệt, cái này nối tiếp cái kia, cái này có thì cái kia có. 
           Tính chất nương nhau biểu hiện (tính tương tức) của sự sự vật vậy vì thế không thể chặt khúc ra để phân tích và cũng không thể nhận biết ta đến từ nơi nào cụ thể cả. Từ duyên sinh diệt, hiểu đúng thì như vậy để không chấp trước, để thấy rằng mình đã vần xoay, luân hồi sanh tử, xuống lên sáu đường từ vô lượng kiếp rồi.

cat bui phan nao.jpg

Hạt bụi nào hóa kiếp thân ta? - Ảnh minh họa

            Hạt bụi đó có ta, ta cũng có hạt bụi, cách hiểu về tương tức, sinh khởi, trong nhau. Một trong tất cả, tất cả trong một chính là như thế. Nếu không có hạt bụi thì cũng không thể có vũ trụ và không có ta. Bởi có hạt bụi nên mới có vũ trụ, và có vũ trụ nên mới có ta, đồng thời ngược lại.
             Nên, Trịnh hỏi, mà cũng là nhận diện, để rồi đi đến những nhận diện gần gũi khác về sự dị-diệt như:
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi
Rồi đến: “Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi
”.
                 Ta vẫn thường nghe dân gian tán với nhau rằng, đến từ cát bụi, trở về với cát bụi, nghe cứ hay hay, thi vị, nhưng để hiểu sâu ta phải học Phật. Đức Phật dạy, bốn yếu tố đất-nước-gió-lửa (gọi là tứ đại) do nhân duyên mà hợp thành, sanh ra ta và người. Trong quá trình đó, nhờ sự có mặt của vô thường mà ta sanh rồi lớn lên, già đi, hoại diệt. Quy luật ấy muôn đời, và do vậy cái quan trọng không phải là sống bao lâu mà là sống như thế nào. Sống như thế nào ở đây được hiểu ở hai phương diện, thứ nhất là ta đón nhận sự thật ấy như thế nào; và thứ hai là ta sẽ gieo tạo nhơn như thế nào để hành trình tiếp nối không phải “Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui”.
               Đón nhận sự thật bằng cách chấp nhận và hoan hỷ sẽ cho ta bớt thọ cảm đau thương, giằng xé, thôi những sợ hãi thường tình, thế gian tính. Đón nhận đó cũng là một cách đối đãi với quá khứ kia, rằng, tất cả biểu hiện nơi đây, ngay bây giờ chính là kết quả của một nhân nào đó ta đã gieo tạo từ những “hạt bụi” của vô thỉ kiếp trước, tác hợp-trùng phùng với duyên của hiện đời mà thành chứ đâu? 
                 Và sống như thế nào ở hiện tại cũng chính là một cách sống cho tương lai, nghĩa là ta đang bắt đầu cắm những hạt giống vào tâm cho một mai nào đó trổ quả. Hạt lành hay hạt xấu tùy thuộc vào ta, trên nền của hiểu biết thương yêu nơi ta. Nếu ta hiểu nhân quả sâu sắc thì tự khắc biết “sợ cái nhân” mà “đoạn ác, làm lành” thôi. Và, khi đó, ta thấy thêm sự tương tức ở chỗ này, đó là, ta đón nhận quả trong tinh thần hiểu và thương là liền lúc đó ta đã cấy một hạt giống lành mang tên “hiểu và thương” cho tương lai rồi, không có tách rời!
               Cái khoảng 100 năm định lượng một đời người là một sự ước lệ của thế gian, còn với nhãn quan Phật giáo thì mạng người vốn trong hơi thở. Do đó ta trải qua một kiếp làm người chính là tập hợp của vô vàn tiểu kiếp mà theo Đức Phật dạy trong kinh chính là “hằng hà sa số kiếp như số cát sông Hằng” chính là vậy! Giữa những hơi thở có niệm và vô niệm liên tiếp mà chỉ những ai tỉnh thức mới nhận ra, ai định rồi thì sẽ thấy điều này. Thấy điều đó cũng là cái tuệ mang tính “xuất thế gian”. Do vậy, Trịnh nhận diện “Cho trăm năm về chết một ngày” cũng là một sự nhận diện về sự sanh diệt theo tinh thần hằng hà sa số kiếp trong một kiếp như đã nói đó.
Và, trong những thương đau của kiếp làm người đó, thiện-ác trùng trùng, sanh khởi bởi nhơn duyên quá khứ cùng tác tạo hiện tiền. Có những lúc “bắt phong trần phải phong trần”, nghiệp vậy thì có muốn khác cũng không được, nhưng lắm lúc cũng có “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Tức là, khi ta tích lũy đủ lượng để xô ngã thành lũy nghiệp chướng - hiểu theo nghĩa chiến đấu, hoặc sám hối để  “tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm” - hiểu từ góc nhìn tu tập gìn giữ giới đức, hành trì thiền định để vỡ ra thành cái thấy “không” trong vô ngã thì sẽ giải thoát. 
Nghiệp có còn sót lại hay biểu hiện thì cũng chẳng hề hấn gì, bởi thân thọ nghiệp nhưng tâm không thọ nên “đổ nghiệp” ở đây giống như là thay một chiếc áo cũ, mục để khoác áo mới vậy thôi.
          Do vậy, trong cái thấy gần gũi của Trịnh rất giống với nhãn quan Phật giáo nhưng cũng nơi đó ta thấy còn chút gì đó băn khoăn, xót xót như: “Xin úp mặt bùi ngùi”. Hẳn là con người tài hoa ấy vẫn còn thiếu một chút duyên hay vẫn còn một chút đời nên cứ phải như thế? Song, dẫu có thế nào thì “Cát bụi” với những nhận chân sự thật, tinh tế đó đã là một sự minh triết không phải ai cũng thấy. Và thấy rồi chắc gì đã nhớ để mà không đau?
Lưu Đình Long (ĐPNN)

2 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Cát bụi rồi cũng phải trở về với cát bụi mà thôi...Nhạc sĩ đã hiểu và đã nói cho chúng ta suy nghĩ nhìn lại mình. Con người sinh ra rồi lại mất đi- đó là quy luật tất nhiên, ai cũng đều thế cả. Triết lý nhân sinh thật đơn giản nhưng nhiều khi ta chẳng nhận ra.

      Xóa