Tư tưởng Phật giáo được diễn tả trong nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn, đặc biệt là khái niệm vô thường, hay sự tạm bợ, tư tưởng rằng cái chết là một sự kiện trong vòng luân hồi dẫn đến tái sinh, và nhận thức rằng, như Phật dạy, “Đời là khổ đau”. Sự tạm bợ là đề tài của nhiều bài hát của ông. Trong thế giới của Trịnh Công Sơn không có điều gì vĩnh cửu – tuổi trẻ, tình yêu, cuộc đời, tất cả đều là tạm bợ.Chúng ta thấy đề tài này trong bài “Ở trọ” mà trong đó mọi sinh vật, kể cả người nhạc sĩ, được miêu tả là đang sống tạm bợ ở chốn này, như một người ở trọ:
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
Đời sống đầy u buồn vì nó tạm bợ. Tất cả - chim trời, hoa lá, niềm vui, những cuộc tình, và chính đời sống mỗi con người – chỉ là những điều tạm bợ, phù du như sương mù. Đúng thế thật , trong cuộc đời hư vô, con người là vô ngã. Mỗi kiếp nhân sinh thực chất là một kiếp khách trọ.
Ở trọ cuộc đời nên cũng ở trọ cả tình yêu:
“Mây kia ở trọ từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần”
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần”
Có thể nói, quan niệm “sống gửi thác về” của đạo Phật đã thấm sâu vào tư tưởng của ông. Tạo nên cảm thức về sự hư vô phủ kín lên các tác phẩm. Kiếp người ở trọ nên tất cả đều tạm bợ và hư ảo, mong manh. Sự sống mong manh. Tình yêu mong manh. Hạnh phúc cũng mong manh. Mong manh như chính những cơn say:
Âm nhạc của Trịnh Công Sơn là âm nhạc của sự giải thoát nhưng cũng đồng thời là âm nhạc của sự gắn bó. Có lẽ vì thế mà nó là âm nhạc của sự vĩnh hằng.
SƯU TẦM
Hay lắm.
Trả lờiXóaCon người đang ở trong cõi tạm nhân gian, thân con người cũng chỉ như là áng phù vân, có đó rồi mất đi lúc nào không biết trước được.
XóaĐúng thế : " Sống gửi thác về" mà. Nhưng cũng chính vì cuộc sống mong manh thế, đời người vô thường thế nên nó càng đáng trân trọng vô cùng. Nhạc Trịnh mãi neo đậu trong tâm hồn bao thế hệ cũng chính bởi nó chạm được vào cái niềm vui đời, khát sống và nỗi đau đời trong kiếp sống mong manh.
Trả lờiXóaVâng, có người đã cho rằng " Với nhạc TCS những tư tưởng triết lý ấy được nói lên tự đáy lòng của ông, từ xúc cảm rất thật của ông trước cuộc đời. Nó không chỉ nói lên những suy nghĩ, những triết lý của ông về cuộc đời mà nó còn nói hộ tấm lòng, suy nghĩ của những mảnh đời ngắn ngủi, những tình yêu chợt hiện, chợt mất. Có thể vì lẽ đó mà nhạc tình TCS đã đi vào lòng người một cách tự nhiên như một lẽ thường tình, và nó còn sống với đời sống tinh thần của nhiều người Việt Nam như sự sống của tôn giáo "
XóaĐúng là nhìn và ngẫm, ta nên hiểu và trân quý cuộc đời, trân quý mọi người, sống trọn vẹn trong từng phút giây. Nói thì dễ, làm mới khó, thôi mình ráng làm vậy để sống tốt, sống có ích cho mọi người.
Ghé thăm bạn
Trả lờiXóaChúc bạn cuối tuần thật nhiều niềm vui và hp nhé
Cảm ơn anh đã ghé thăm
XóaEm chúc anh khỏe, hăng say yêu đời,hii