“Đóa Hoa Vô Thường” có lẽ là một trong những ca khúc dài mang nặng triết lý Phật Giáo nhất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông đã như dồn hết tâm ý mình trong việc soạn các giai điệu, kể cả phần lời chọn lọc với quá nhiều ẩn dụ dành cho người nghe.
Bản thân đầu đề “Ðoá
hoa vô thường” đã là một kết cấu ngữ nghĩa rất đặc thù cho Trịnh Công Sơn. “Ðoá
hoa” chỉ một đối tượng cụ thể, một thực thể - còn “vô
thường” lại là một khái niệm trừu tượng trong bản thể luận của Phật giáo,
chỉ một trong ba thuộc tính của Tồn tại (Vô thường - Ðau khổ - Vô ngã), hàm ý
rằng thế giới là một trường biến hoá không ngừng, tất cả những gì mà giác quan
của chúng ta cảm nhận là bất biến và vĩnh hằng thật ra chỉ là “những danh sắc
trôi chảy, những trạng thái biến hiện.”Ðược phản chiếu bởi những ý niệm siêu
hình này phát ra từ vị ngữ “vô thường”, chủ ngữ “đoá hoa” đứng
trước trong trục ngữ đoạn được cung cấp một ngữ nghĩa hoàn toàn mới, “đoá
hoa” ấy không còn là một đoá hoa cụ thể nữa, mà đã trở thành cái Vĩnh hằng
của cái Vô hằng, đã được siêu hình hoá thành Chân tính của dòng Vô thường biến
ảo. Ngược lại, mọc trên đài của “Ðoá hoa” ấy, “Vô
thường” dường như cũng được thắp sáng, rũ khỏi bóng tối của Vô minh. Ði
dọc theo văn bản tác phẩm, chúng ta sẽ thấy khái niệm “vô
thường” xuất hiện tất cả 4 lần (lần thứ nhất: “Tìm trong vô thường -
Có đôi dòng kinh...”; lần thứ hai: “Một chút vô thường theo - Từng phút
cao giờ sâu”; lần thứ ba: “Nở hết trong hoàng hôn - Ðợi gió vô thường
lên”; và lần thứ tư ở hai câu kết thúc bài: “Từ đó ta là đêm - Nở đoá hoa
vô thường”). Ở mỗi lần, nghĩa của từ “vô thường” đều có sự biến thái, và đặc
biệt ở lần cuối trong sự kết hợp với từ “đoá hoa” lúc bấy giờ có cương vị ngữ
pháp của một vị ngữ và với động từ “nở”, ý nghĩa toàn văn bản
của “Ðoá hoa vô thường” mới thật sự được khai tỏ.
Ba
khổ đầu tiên với điệp ngữ “Tìm em...” diễn đạt một mô-tiv quen thuộc
của chủ nghĩa lãng mạn, mô-tiv của người lữ khách trên đường lữ thứ, của cái
Tôi lãng mạn không có quê hương - nói đúng hơn là đã khước từ thế giới trong
trật tự hiện hành của nó –Một cành hoa khôi” như trong “Ðoá
hoa vô thường” của TCS. Ta hãy lưu ý đến những hình ảnh được triển khai
tiếp theo trong khổ thơ đầu: “... Nụ cười mong manh - Một hồn yếu đuối -
Một bờ môi thơm - Một hồn giấy mới”. Nói theo phân tâm học đây là một “giấc mơ
ngày” (Tagtraum), ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục (erotische
Phantasien) về một tình nhân chưa hề gặp. Còn nếu có thể nói theo ngôn ngữ nhà
Phật, phải chăng đấy là lòng tham sống, là dục vọng chiếm hữu và níu kéo những
sắc ảnh mong manh của cõi thế? Cuộc đi tìm ấy diễn ra trong đêm tối và cả
trong“ngày tinh khôi”, sang khổ thơ thứ hai chúng ta thấy người lữ khách đã
phải tự khích lệ, đã phải tự “nhủ lòng tôi ơi”.
Ðến
khổ thứ ba thì người đi tìm đó không chỉ còn tự nhủ lòng mình, mà đã phải gọi
trực tiếp đến “em” bằng một từ cảm thán: “Chưa từng tuyệt vọng - Ðâu em!”.
Câu cuối cùng từ khổ bốn chữ đột ngột xuống thành hai chữ, song hai
chữ “Ðâu em!” này trong nhịp nhạc được ngân dài ra, nhấn mạnh tính
chất của một lời gọi. Mặc dù tự trấn an và xin được trấn an như vậy, tình hình
quả thực đã trở nên tuyệt vọng: “Trong chiều bạc mệnh - Trăng tàn nguyệt
tận...”
Trong khổ bốn, người lữ khách đã tìm thấy được “em”. Ta hãy thử nghe kỹ lại về bối cảnh của cuộc hội ngộ này: “Tìm trong vô thường - Có đôi dòng kinh - Sấm bay rền vang - Bỗng tôi thấy em - Dưới chân cội nguồn - Tôi mời em về - Ðêm gội mưa trong - Em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm”. Tại sao lại có em ở “dưới chân cội nguồn”? Và chúng ta hãy lưu ý chốn “dưới chân cội nguồn” này lại nằm trong “vô thường” - những hình ảnh quyết không phải là của chốn hạ giới nữa. Hình ảnh em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm”càng nhấn mạnh ấn tượng “em” đúng là người của tiên cảnh rồi. Chúng ta lưu ý ở đây là những chi tiết của “giấc mơ ngày”, ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục đã nói ở trên (“Nụ cười mong manh ... - Một bờ môi thơm”) đã hoàn toàn được gột rửa, câu “đêm gội mưa trong” cũng hàm chứa ý tưởng siêu thoát đó.
Từ khổ thứ sáu đến khổ thứ tám, thể thơ từ bốn chữ trước đó được chuyển sang thể lục bát (trong nhạc từ nhịp 6/8 chuyển sang nhịp 2/4, với ghi chú của tác giả trên khung nhạc “Ðưa tình về - Nhịp hớn hở”). Phần lục bát mô tả hạnh phúc ái ân này không dài. Ta hãy lưu ý đến khổ lục bát ở giữa (khổ thứ bảy) “Mùa đông cho em nỗi buồn - Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông...” (trong nhạc, nhịp ở đây chậm hẳn lại). Tại sao đang trong hạnh phúc “hớn hở” của ái ân lại có hình ảnh lạ lùng của “chiều em ra đứng hát kinh đầu sông”? Hình ảnh này về sau sẽ được điệp lại một lần nữa ở ý “Một chiều em đứng cuối sông”, nhưng vào lúc đó chính đã đến thời điểm “Một thời yêu dấu đã qua”, khi mà “gió mùa thu rất ân cần” đã chở “những lời tình em trối trăn” đi rồi. Ở đây chỉ là một thoáng nghi hoặc đầu tiên, nhưng rồi được át đi ngay, nhịp lại trở về nhí nhảnh “Từ nay anh đã có nàng...- Có con chim hót tên là ái ân”
Từ “Sen hồng một nụ...” (xem khổ thứ chín) nhịp thơ trên căn bản trở lại 4 chữ, tương tự như ở phần “Tìm em tôi tìm - Mình hạc xương mai...”, song nhạc chậm hẳn lại và thay đổi sang nhịp 3/4. Tôi đồ rằng đây không còn là ngôn ngữ của người lữ hành, của nhân vật“Tôi” nữa, mà là tiếng nói của “em”. Bởi “Sen buồn một mình - Em buồn đền trọn mối tình” - đấy là lời tâm sự của riêng mình “em” với sen, và lời “em” tự nhủ với mình; diễn dịch ra cú pháp văn xuôi, câu này sẽ phải là: “Em buồn, nhưng em phải đền trọn mối tình của anh”. Rồi cái phải đến đã đến: “Một chiều em đứng cuối sông...- Một thời yêu dấu đã qua”.
Trong khổ bốn, người lữ khách đã tìm thấy được “em”. Ta hãy thử nghe kỹ lại về bối cảnh của cuộc hội ngộ này: “Tìm trong vô thường - Có đôi dòng kinh - Sấm bay rền vang - Bỗng tôi thấy em - Dưới chân cội nguồn - Tôi mời em về - Ðêm gội mưa trong - Em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm”. Tại sao lại có em ở “dưới chân cội nguồn”? Và chúng ta hãy lưu ý chốn “dưới chân cội nguồn” này lại nằm trong “vô thường” - những hình ảnh quyết không phải là của chốn hạ giới nữa. Hình ảnh em ngồi bốn bề - Thơm ngát hương trầm”càng nhấn mạnh ấn tượng “em” đúng là người của tiên cảnh rồi. Chúng ta lưu ý ở đây là những chi tiết của “giấc mơ ngày”, ẩn chứa những tưởng tượng mang tính dục đã nói ở trên (“Nụ cười mong manh ... - Một bờ môi thơm”) đã hoàn toàn được gột rửa, câu “đêm gội mưa trong” cũng hàm chứa ý tưởng siêu thoát đó.
Từ khổ thứ sáu đến khổ thứ tám, thể thơ từ bốn chữ trước đó được chuyển sang thể lục bát (trong nhạc từ nhịp 6/8 chuyển sang nhịp 2/4, với ghi chú của tác giả trên khung nhạc “Ðưa tình về - Nhịp hớn hở”). Phần lục bát mô tả hạnh phúc ái ân này không dài. Ta hãy lưu ý đến khổ lục bát ở giữa (khổ thứ bảy) “Mùa đông cho em nỗi buồn - Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông...” (trong nhạc, nhịp ở đây chậm hẳn lại). Tại sao đang trong hạnh phúc “hớn hở” của ái ân lại có hình ảnh lạ lùng của “chiều em ra đứng hát kinh đầu sông”? Hình ảnh này về sau sẽ được điệp lại một lần nữa ở ý “Một chiều em đứng cuối sông”, nhưng vào lúc đó chính đã đến thời điểm “Một thời yêu dấu đã qua”, khi mà “gió mùa thu rất ân cần” đã chở “những lời tình em trối trăn” đi rồi. Ở đây chỉ là một thoáng nghi hoặc đầu tiên, nhưng rồi được át đi ngay, nhịp lại trở về nhí nhảnh “Từ nay anh đã có nàng...- Có con chim hót tên là ái ân”
Từ “Sen hồng một nụ...” (xem khổ thứ chín) nhịp thơ trên căn bản trở lại 4 chữ, tương tự như ở phần “Tìm em tôi tìm - Mình hạc xương mai...”, song nhạc chậm hẳn lại và thay đổi sang nhịp 3/4. Tôi đồ rằng đây không còn là ngôn ngữ của người lữ hành, của nhân vật“Tôi” nữa, mà là tiếng nói của “em”. Bởi “Sen buồn một mình - Em buồn đền trọn mối tình” - đấy là lời tâm sự của riêng mình “em” với sen, và lời “em” tự nhủ với mình; diễn dịch ra cú pháp văn xuôi, câu này sẽ phải là: “Em buồn, nhưng em phải đền trọn mối tình của anh”. Rồi cái phải đến đã đến: “Một chiều em đứng cuối sông...- Một thời yêu dấu đã qua”.
Ở
đây chỉ xin lưu ý tới hai điểm.
Ðiểm
thứ nhất: Trong khổ “Một thời yêu dấu đã qua - Gót hồng em muốn quay về -
Dù trần gian có xót xa - Cũng đành về với quê nhà” có một ý có lẽ rất khó
hiểu: “Quê nhà” này là ở đâu vậy mà “dù trần gian có xót
xa” cũng phải quay về? Quê nhà ở đây chắc không phải là trần gian đâu,
trần gian là chốn của anh, bởi cho dù anh có xót xa ở cõi trần thì “gót
hồng” em vẫn phải quay về. Quê nhà của em - đấy chính là nơi gặp gỡ đầu
tiên, tức là trong “vô thường”, là nơi có “sấm bay rền vang”, là nơi
có em ở “dưới chân cội nguồn”.
Ðiểm
lưu ý thứ hai: Khổ thơ sáu chữ được sử dụng ở đây tôi cho có lẽ không phải là
vô tình. Khổ bốn chữ ở trên "Sen hồng một nụ - Em ngồi một thuở...
“ là Monolog, là độc thoại. Thể lục bát trong phần mô tả hạnh phúc ở
trên là để thể hiện tính chất Dialog, tính chất đối thoại, là hỏi - đáp,
hô - ứng, là “anh đã có nàng”, là tiếng đồng vọng, thậm chí trong thơ
còn “có con chim hót”(!) nữa. Còn khổ câu sáu chữ đứng đơn lẻ mà mà không
có câu tám ở đây (xin nhắc lại: “Một thời yêu dấu đã qua - Gót hồng em
muốn quay về - Dù trần gian có xót xa - Cũng đành về với quê nhà” ) có thể
nói là một độc thoại bất đắc dĩ, một độc thoại trong tư thế hồi tưởng đến đối
thoại, là những câu sáu chữ vang lên một mình mà không có sự đồng vọng của cả
tổng thể các câu 6 - 8 trước đấy.
Chúng
ta đến phần cuối của bài: “Từ đó trong vườn khuya - Ôi áo xưa em là - Một
chút mây phù du...” (Xin nhắc: “Vườn khuya” này chính
là “vườn mưa tạnh” trước đây, nơi có “tiếng nhạc hân
hoan” để “trăng vàng khai hội” đón tình về). Bây giờ là lúc
người lữ khách không còn “tìm trên non ngàn” hay ”tìm đêm chưa
từng - tìm ngày tinh khôi” nữa, mà là “ngồi mê”, “nằm đau”.
Mô-tiv “áo xưa” của em giờ là “một chút mây phù du” có thể
nói là một mô-tiv quen thuộc trong các tình khúc nổi tiếng khác của ông - chẳng
hạn như ý "áo em bây giờ mờ xa nẻo mây” trong "Hạ
Trắng”. Ở đây ta thấy cũng có hình ảnh của “đường xa”, của “chuyến
xe” - song đó chỉ còn là sự vận động, là cuộc lữ hành trong tâm
tưởng. "Một chút vô thường theo - Từng phút cao giờ sâu”: Không gian
lữ hành dường đã được thu lại trong thời gian, người lữ hành lúc bấy giờ chỉ
còn lại có thời gian, và thời gian lúc bấy giờ có cả chiều "cao -
sâu”... Thời gian dường như đang bước tiếp, trước hết là em thành hoa “nở
hết trong hoàng hôn” - đẩy lùi bóng tối để chờ đợi, để gọi gió “vô
thường”, rồi tiếp đó em thành sương “rụng mát trong bình minh”, mở đầu
ngày mới. Và cuối cùng: ”Từ đó ta là đêm - Nở đoá hoa vô thường”. “Ta” chứ
không phải là “tôi” nữa, “Ta” đây chính là cả “Tôi và Em“, hay như ông nói về
sau này: “Em là tôi và tôi cũng là em”. Hiểu theo biểu tượng của Thiền: Ta
là Ðêm, ta không còn là Tự Ngã đầy khổ đau nữa, là sự xoá bỏ khoảng cách giữa
chủ thể và khách thể, và “Ðêm” ấy là giây lát cuối cùng trước khi “nở đoá hoa
vô thường”, trước giây lát đốn ngộ.
“Ðóa hoa
vô thường” ấy chỉ nở có một lần. Và trong lần nở ấy, hoa chỉ kể về những
bí mật của riêng mình mà thôi.
SƯU TẦM TỪ INTERNET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét