NGẪM

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Gia đình hạnh phúc

Gia đình hạnh phúc lắm người mong
Tất cả thành viên giữ một lòng
Bóng cả cây cao che chở trẻ
Tre xanh mầm chắc sáng xuân hồng
Yêu thương giúp đỡ cùng thông hiểu
Chữ thuận câu hòa phải viết xong
Kính lão nhường nhi ai cũng nhớ
Bình yên ấm áp mọi nhà trông
28 - 06 - 2017
HĐMX

44 nhận xét:

  1. https://lh3.googleusercontent.com/-vNqe2_GTmAI/WKiFiA3ZzII/AAAAAAACivc/JfDQ7Ju1STM9dHWHleCet9Ctjr304Km9QCJoC/w360-h640/487f39eb-be52-41bb-a665-6abda078ebca.gif Chị sang thăm đọc thơ hay,chúc mừng em gái HĐMX đã thành công,đêm an nhiên em gái nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn Chị!

      Em chúc Chị và cháu được mạnh khỏe, an vui, thành đạt, may mắn và hạnh phúc, ạ!

      http://2.bp.blogspot.com/-OlwHfijRoBc/VVlm_aq0BVI/AAAAAAAAB5A/jDqqox6cYYA/s320/cafe.gif

      Xóa
  2. Thơ TNBCĐL rất quan trọng hai cặp đối Thực và Luận...
    Có rất nhiều kiểu đối, DVD chỉ mới dùng kiểu đối chính luật...
    chúc HĐ sáng tác nhiều bài thơ TNBCĐL hay! :)

    http://giacngo.vn/UserImages/1/2009/05/23/hatsuong-2.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HĐ đọc thêm tại đây:

      http://hoavien.forumvi.com/t1526-topic

      HĐ đọc thêm các kiểu đối tại đây:

      http://vuontho.net/threads/c%C3%81c-ph%C3%89p-%C4%90%E1%BB%90i.103/

      Xóa
    2. Dạ, em cảm ơn Anh ạ! Em sẽ đọc ạ!

      http://www.tho.com.vn/sites/www.tho.com.vn/files/resource/14125/photo/36_nangsom.jpg

      Xóa
    3. Em muốn diễn đạt nhiều ý lắm nhưng chưa khéo thể hiện cho cô đọng, tinh tế và lúng túng trong phép đối. hii. Em sẽ sửa sau ạ! Em cảm ơn Anh đã chỉ cho em ạ!

      http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/ihay.thanhnien.com.vn/pictures20138/linhsan/ngay68/mau2.jpg?width=600

      Xóa
    4. ... sẽ xuất hiện rất nhiều ý, tuy nhiên do thể loại TNBCĐL quy định, nên ta chỉ được chọn bốn ý, hai ý cho phần THỰC, hai ý cho phần LUẬN, và phải có ĐỐI trong từng cặp câu... nếu không có ĐỐI, thì bài TNBCĐL thành bài thơ tự do 7 chữ có vần... :)

      Xóa
    5. Dạ, em cảm ơn Anh ạ! Em sẽ sửa lại ạ. Từ hôm qua đến giờ em nghĩ mãi mà chưa ra tứ khác, câu khác hợp lý hơn. Bí quá, có khi em chuyển sang thơ từ tuyệt quá, hic

      Xóa
    6. Nghĩ chưa ra thì cứ để đó, HĐ chuyển sang chủ đề khác đi (viết bài TNBCĐL mới) tuân thủ luật ĐỐI, còn những bài đã viết coi như là HĐ đang tập viết (mà đúng là đang tập viết mà), mai mốt khi đã quen ĐỐI và vốn từ nhiều thì sẽ sửa được ngay... HĐ đừng nên nản chí nhé! :)
      :)

      Xóa
    7. Chắc em nên lui vào " tịnh thất" để " tu luyện thêm" quá :))

      Xóa
    8. :D

      HĐ càng "lui" thì coi chừng sẽ bị càng "lùi" :)

      Xóa
    9. DVD ví dụ hai câu thơ quen thuộc

      Xóa
    10. Lối xưa/xe ngựa/hồn/thu thảo
      Nền cũ/lâu đài/bóng/tịch dương

      ĐỐI rất chỉnh.

      Xóa
    11. Vâng,thơ của Bà Huyện Thanh Quan thật tuyệt! Hai câu đối thật chỉnh. Hồi trước, em chẳng quan tâm đến thơ Đường nên cũng mù tịt.

      Dạ, " lui" là em phải nghiên cứu kỹ về thơ Đường và trang bị vốn từ ngữ trước đã chứ mà còn " nghèo" từ ngữ và lơ tơ mơ thế này thì không ổn, hii. Chứ em hổng có lùi đâu, Anh yên tâm. Chỉ là thời gian sẽ nhiều hơn thôi. Hình như em hơi nóng vội và tham diễn đạt ý thơ, hii

      Xóa
    12. Hi hi hi :)

      Tám câu, bảy chữ, vị chi là 56 từ. Các cụ ví von 56 từ của thơ TNBCĐL là 56 viên ngọc, từ nào cũng đắt giá, từ nào cũng là từ tiêu biểu và là từ hay nhất, thay từ khác vào làm bài thơ kém hay...

      hi hi hi :)

      Xóa
    13. Nghĩ nhiều ý, chọn lọc ý, tập viết nhiều, tìm từ diễn đạt.... cũng là một quá trình tạm gọi là gian nan... :)

      DVD rất nhiều khi cũng bị bí, không biết viết thế nào :D

      Xóa
    14. Các cụ quả là tài. 56 viên ngọc- ôi, cách ví von ấy đúng thật. Bài thơ chỉ gói gọn trong 56 từ thôi mà vẫn đủ ý, cô đọng, tinh túy và sâu sắc.
      Em quả là tay ngang, chưa nghiên cứu kỹ gì cả mà đã vội vàng, huhu

      Làm thơ qua loa thì dễ, sáng tác thơ hay, cẩn thận, nâng niu, trau chuốt cho tác phẩm tinh thần của mình cũng thật khó, hii

      Gian nan, kiên nhẫn mới thành công. Anh viết thơ hay, chỉn chu, cẩn thận, nghiêm túc hơn em nhiều mà còn bí, huống chi em bí rị luôn, hii

      May quá, có Anh chỉ đường cho em đi chứ không là em đi lan man, lạc đường mất, hii

      Em cứ hào hứng với một vài chủ đề, nghĩ ra một vài ý nhưng cứ toàn bí từ ngữ hoài.

      Xóa
    15. Chỉ vì DVD không phải là nhà thơ, lại càng không chuyên thơ TNBCĐL nên bị bí là đúng thôi... :D

      DVD mới đăng bài mới, thơ 7/7/6/8 cho đỡ bị bát cú "cú" nhức hết cả đầu :))

      Xóa
    16. Hii, Anh viết nhiều thể loại thơ rồi mà, còn thơ Yết hậu nữa thôi

      Em đọc thơ bài thơ mới của Anh rồi. Bài thơ hay lắm ạ! Em đang nghĩ ra bài thơ họa mà mới được có 1 câu à, hic. Thể thơ này em dở lắm nhưng mà cũng rất thích :))

      Xóa
  3. Ta cùng phân biệt THƠ ĐƯỜNG và THƠ ĐƯỜNG LUẬT:

    - THƠ ĐƯỜNG: Là tất cả các bài thơ được sáng tác trong thời kỳ Nhà Đường của Trung Hoa, bao gồm rất nhiều thể loại thơ.

    - THƠ ĐƯỜNG LUẬT: Là một trong các thể loại thơ được sáng tác trong thời kỳ Nhà Đường, có quy định chặt chẽ về luật sáng tác, rất được ưa chuộng và phát triển cho đến ngày nay; bao gồm các dạng chính là Thất ngôn/ngũ ngôn, bát cú/tứ tuyệt, trong đó, nổi bật nhất là thể loại Thất ngôn Bát cú Đường luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán:唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...

      - Những bài thơ được viết (sáng tác) theo luật quy định của Thơ Đường luật, được gọi chung là "Thơ Đường Luật", chứ không thể gọi là "Thơ Đường", vì thời Nhà Đường đã qua lâu rồi.
      Vì Thơ Đường Luật là thể loại tiêu biểu nhất của Thơ Đường, là tinh hoa của thi ca Trung Quốc nên có thể có người hiểu ngầm hoặc hiểu sai, gặp thơ Đường luật thì cứ gọi là Thơ Đường cho gọn. :)

      Xóa
    2. Ui, đúng là em hiều lầm thật, Anh ạ: cứ tưởng người ta gặp thơ Đường luật thì cứ gọi là Thơ Đường cho gọn. Tại hại thật

      Chắc em sẽ tìm hiểu thêm là thơ Đường Luật Trung Quốc được đưa vào và vận dụng, sáng tạo trong thơ ca Việt Nam ( không biết em dùng từ ngữ có bị sai không nữa)

      http://khuonmatvannghe.com/wp-content/uploads/2015/04/giotsuong.jpg

      Xóa
    3. "... tìm hiểu thêm là thơ Đường Luật Trung Quốc được đưa vào và vận dụng, sáng tạo trong thơ ca Việt Nam" câu này HĐ viết rất đúng :)

      Xóa
  4. Thể loại Thất ngôn Bát cú Đường luật có bố cục chia thành 4 phần, gọi là 4 LIÊN:

    - LIÊN 1: ĐỀ, gồm câu 1 và câu 2, giới thiệu chủ đề, vấn đề...
    - LIÊN 2: THỰC, gồm câu 3 và câu 4, mô tả cảnh vật, trạng thái tâm tình...
    - LIÊN 3: LUẬN, gồm câu 5 và câu 6, đánh giá cảnh vật, diễn giải tâm tình...
    - LIÊN 4: KẾT, gồm câu 7 và câu 8, kết luận chủ đề, vấn đề...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thấy cả 4 Liên đều khó thật nhưng mà khó nhất là Liên 3 :((

      http://vanvat.net/hinhanh/anhto/14913hinh-nen-hoa-va-co-lang--man-va-tuoi-moi.jpg

      Xóa
    2. DVD thì sợ luôn cả Liên 2 và Liên 3, vì cả hai Liên này đều buộc phải có ĐỐI... :)

      Xóa
    3. Thế thì em " điếc không sợ súng" rồi :))

      Xóa
  5. Xác định Luật, vần bằng trắc:

    - Luật B-T: Căn cứ chữ thứ 2 của câu 1.
    Chữ này có thanh dấu trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ theo luật trắc, và ngược lại.
    - Vần B-T: Căn cứ chữ thứ 7 của câu 1.
    Chữ này có thanh dấu trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ theo vần trắc, và ngược lại.

    Đa số các bài thơ TNBCĐL được viết theo 2 dạng B-T:

    1. Luật bằng vần bằng.
    2. Luật trắc vần bằng.

    vần trắc rất ít dùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, vâng ạ! Em cũng thấy thơ em làm còn bị ép từ nhiều lắm, đọc cứ bị ngắt ngứ, chưa xuôi, từ ngữ chưa hay.


      http://lh4.googleusercontent.com/-Gm_Tu3qsWMw/VjCTiXsWrLI/AAAAAAAAA58/-HNGmZxUJtY/s1600/bo-anh-hoa-co-may-that-dep-%2B%25286%2529.jpg

      Xóa
  6. Vần của thơ TNBCĐL (thường gọi là VẬN) có các đặc điểm:

    1. Nằm ở cuối các câu vần: 1, 2, 4, 6 và 8 (là 5 câu-ngũ vận); như vậy 3 câu còn lại (câu 3, 5 và 7) không phải là vần và không buộc theo vần.
    2. Là chính vận (độc vận): Cuối năm câu vần chỉ dùng duy nhất một vần chính. Nếu bất đắc dĩ, có thể dùng vần thông với vần chính (gọi là Thông Vận), nhưng như thế thì mức độ hay của bài TNBCĐL sẽ bị giảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhờ Anh, em được mở mang hiểu biết về Thơ Đường Luật và thơ Đường Luật thất ngôn bát cú. Ui, không biết bao giờ em mới viết được bài thơ Đường Luật hay nhỉ ? Hii, cho em tham vọng tý :))

      Dạ, em cảm ơn Anh thật nhiều, ạ!

      Em chúc Anh luôn vui khỏe, ạ!

      http://static1.cafeland.vn/cafelandnew/upload/tintuc/xuhuongcamnang/2012/06/tuan-03/bonhoacuasogiaiphapkhonggianhep8jpg-1340019127.jpg

      Xóa
    2. Thế thì HĐ phải tập viết thơ TNBCĐL thường xuyên là sẽ viết hay :)

      Xóa
    3. Em sợ không có thời gian, nhất là khi vào năm học, bận giảng dạy,...
      Hay là tranh thủ khi thư giãn vậy :)

      Xóa
  7. CHÍNH LUẬT:

    Các bài TNBCĐL tuân thủ chặt chẽ luật B-T thì gọi là viết theo CHÍNH LUẬT.
    Hai bảng Chính Luật thường dùng:

    1- Bảng luật thơ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, luật Bằng vần Bằng:

    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
    B - B - T - T - T - B - B (đối câu 3) (vần)
    B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
    T - T - B - B - T - T- B (đối câu 5) (vần)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)

    2- Bảng luật thơ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, luật Trắc, vần Bằng:

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B – T (đối câu 4)
    T - T - B - B - T - T - B (đối câu 3) (vần)
    T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
    B - B - T - T - T - B – B (đối câu 5) (vần)
    B - B - T - T- B - B - T
    T - T - B - B - T - T- B (vần)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến bây giờ, DVD vẫn chưa thuộc 2 bảng Chính Luật này :))
      Mỗi lần muốn viết một bài TNBCĐL, DVD cứ phải mở 2 bảng Chính Luật này ra để kiểm tra lại từng câu mình viết =))

      Xóa
    2. Có lẽ nếu Anh viết thơ TNBCĐL thường xuyên thì sẽ thuộc làu làu :))

      Xóa
  8. THỨ LUẬT

    "Nhất, Tam, Ngũ bất luận; Nhị, Tứ, Lục phân minh"

    Nghĩa là trong bất kỳ một câu thơ TNBCĐL, chữ thứ 1, chữ thứ 3, chữ thứ 5 không buộc theo CHÍNH LUẬT; còn chữ thứ 2, chữ thứ 4 và chữ thứ 6 buộc phải giữ CHÍNH LUẬT; còn chữ thứ 7 đương nhiên là buộc phải theo CHÍNH LUẬT.

    Những bài TNBCĐL viết theo dạng này, gọi là những bài viết theo THỨ LUẬT.
    Như vậy THỨ LUẬT tạo sự thoải mái hơn cho người viết.

    Tuy nhiên, do chữ thứ 5 là xương sống của mỗi câu thơ trong thơ TNBCĐL - người đọc thơ hoặc ngâm thơ TNBCĐL thường dừng lại ở chữ thứ 5 để ngân nga, nhấn nhá, nên ngoại trừ trường hợp người viết muốn nêu bật một ý nào đó, các cụ thường khuyên chữ thứ 5 nên tuân theo quy định B-T của Bảng CHÍNH LUẬT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DVD thường viết theo Chính Luật, ít khi dùng Thứ Luật :)

      Xóa
    2. Em có xem đâu đó câu "Nhất, Tam, Ngũ bất luận; Nhị, Tứ, Lục phân minh" mà em không hiểu gì. Hôm nay, Anh nói, em mới biết. Em cũng theo Chính Luật như Anh vậy.
      Em sẽ viết 2 bảng Chính Luật, rồi treo trên máy tính và dựa vào đó để viết.

      Xóa
  9. Viết xong một bài thơ TNBCĐL, phải rà soát lại xem có mắc lỗi, bệnh nào không?
    HĐ chỉ cần tìm kiếm với cụm từ "Các lỗi bệnh trong thơ Đường Luật" là ra hết :)
    Với DVD, quan trọng nhất là các bệnh "Thất Luật", "Thất Vận", "Thất Đối" và "Phạm Đề/Mạ Đề"; còn các lỗi bệnh khác, càng tránh được càng hay; hay nhất là không mắc lỗi bệnh nào :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, vâng. Em sẽ tìm ạ!
      Cẩn thận, chỉn chu như Anh chắc chẳng có lỗi đâu. Em thì có khi còn lỗi nhiều.
      Em chẳng ngại học hỏi, không dấu dốt, rất thích nghe người khác góp ý, phê bình, chẳng mắc cỡ gì. Được Anh chỉ bảo kỹ lưỡng, chu đáo, cẩn thận như vầy, em rất vui và sẽ cố gắng. Em cảm ơn Anh thật nhiều, ạ!

      http://hinhanhdepnhat.com/wp-content/uploads/2014/12/Spring4-620x413.jpg

      Xóa
    2. Em còn ấp ủ 1 bài thơ về mùa hạ mà vẫn chưa ra ý, không khéo hết mùa hạ quá :))

      Xóa
    3. Em có tham vọng sáng tác thơ TNBCĐL về gia đình, nghề nghiệp, thiên nhiên, trẻ thơ, họa theo ảnh,... Hii. Tham vọng là thế mà hổng biết có làm được không nữa. Hôm trước viết về hoa cúc, hoa hồng và hoa sen, em đã thử viết bằng thể thơ khác ( thơ lục bát, thơ tự do, thơ haiku ) mà không nghĩ ra được 1 câu nào suôn sẻ. Khi viết bằng thơ TNBCĐL thì mới tạm được ra 3 bài đó ạ.

      Xóa