NGẪM

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Cảm ơn vì bữa ăn




Kèm với Itadakimasu là động tác như trên

Trước khi ăn người Nhật thường nói “Itadakimasu”, đó là một cách nói lịch sự, nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn.
Theo như cuốn từ điển về lịch sử ngôn ngữ thì từ itadaki vốn mang nghĩa là nơi cao nhất của ngọn núi hay của con người nên nghĩa gốc của từ itadaku (いただく) nghĩa là: đặt lên đầu. Hơn nữa vào thời Trung đại, người Nhật có tục giơ cao lên đầu tỏ ý cảm tạ khi nhận vật gì đó của người trên, nên từ itadaku còn có thêm một ý nghĩa nữa là NHẬN.
Thêm vào đó, cũng xuất phát từ hành động giơ cao lên đầu biểu thị lòng cảm tạ khi nhận cái gì đó từ người trên hay trước khi ăn những đồ cúng Phật, nên từ itadakimasu ngày nay được trở thành từ để nói trước mỗi bữa ăn, để mỗi người thể hiện sự biết ơn.
Hơn nữa, không chỉ là từ biểu hiện lòng cảm tạ với người “cho”, với người đã nấu đồ ăn cho mình, mà còn từ itadakimasu còn mang ý nghĩa cảm tạ khi được nhận sinh mệnh của mọi vật trong thế gian. Đây là nghĩa xuất phát từ quan niệm của đạo Phật, vốn coi vạn vật trong cuộc sống đều có sinh mệnh riêng của mình, và con người tiếp nhận nó để duy trì sinh mệnh của mình. Làm người, cảm tạ tới người trồng cây, cảm tạ tới vạn vật, đây thực là một truyền thống đẹp của Nhật Bản. Do đó cần phải bày tỏ lòng biết ơn tới vạn vật khi nói itadakimasu trước bữa ăn.
Cụm từ itadakimasu trong trường hợp này được dịch ra là “Mời ăn”, “Ăn ngon miệng” hay “Cảm ơn vì bữa ăn.” Thông thường người ta hay nói itadakimasu một cách riêng biệt hoặc im lặng tự nói với mình trước khi vào bữa. Tuy nhiên một itadakimasu thực hiện đúng cách là phải được nói với hai bàn tay đan vào nhau và một cái gật đầu nhẹ.
Trẻ em ở Nhật luôn được giáo dục về những phép tắc lịch sự tối thiểu như thế này. Nào chúng ta cùng: “Itadakimasu!”
Itadakimasu là một từ thật ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa phải không bạn. Vậy nên đừng quên nói “Itadakimasu”, bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt thân yêu của chúng ta hay chỉ đơn giản là thể hiện lời cảm ơn theo cách của riêng bạn để mỗi bữa ăn sẽ tràn đầy sự ấm áp và vui vẻ nhé.
Ah ha! Ăn một mình thì ta vẫn cứ nói ITADAKIMASU cho bữa ăn thêm ngon lành nào!!! Cảm ơn sự kỳ diệu của thức ăn!
giờ ăn tại trường Nhật
Có thể thấy rõ, hầu hết các phần ăn đều hết sạch. Ở Nhật bản, trẻ em luôn được khuyến khích ăn hết những thứ mình được phục vụ
Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa " ご ちそさまですた"  Gochisosamadeshita (Xin cảm ơn về bữa ăn) cách nói này nghe thì hơi khách sáo nhưng kể cả trong gia đình cũng phải nói, như vậy sẽ giúp mọi người luôn ý thức về việc phải biết ơn người đã mời hay làm bữa ăn cho mình. 

BÀI VIẾT TRÊN NÓ ĐỌC ĐƯỢC TRÊN INETRNET 


HỌC HỎI THEO, TẠI SAO KHÔNG !?!
Người Việt mình khi được ai đó mời đến ăn tiệc,... cũng có nói cảm ơn trước hoặc sau bữa ăn. Thế còn với người thân trong gia đình mình thì sao ? Xin thưa thực tế là người Việt mình rất lười nói câu " Cảm ơn " với người thân trong gia đình vì cho rằng khách sáo, là vẽ chuyện, vớ vẩn, là hạ thấp bản thân,....
Khi ăn cơm, người Việt thường hay xem xét, đánh giá món ăn ngon dở, mặn lạt,... rồi buông lời khen chê với tác giả của các món ăn đó. Nếu ngon thì không sao mà lỡ hôm nào mặn hay nhạt,... là thôi rồi, người nấu phải nghe đủ thứ từ ngữ bình phẩm dành cho mình. Sao lại phải thế nhỉ?
Ta đi ra khỏi nhà và trở về nhà đã có mâm cơm chờ ta, ta ở nhà làm việc hay chơi, xem ti vi,... thì cũng có người nấu cơm cho ta ăn. Ta chỉ có việc ăn thôi, có mệt vì phải đi chợ, nấu ăn không? Người nấu cho ta là ai? Đó có phải là ông, là bà, là mẹ ta, là cha ta, là vợ, là chồng, là anh, là chị, là em, là bác, cậu, mợ, là con , là cháu, .... Ai nấu cũng phải vất vả cả. Ông bà, cha mẹ nấu cho con cháu ăn chúng không biết ơn thì chớ mà còn đòi hỏi này nọ, đáng lẽ chúng phải nấu mới đúng chứ. 
Các bà vợ sống ở quê thì cứ đều đều ngày ngày sáng, trưa, chiều là luôn chu đáo nấu cơm cho cả nhà ăn. Đi làm đồng về, mệt thì mệt, quên gì thì quên chứ hầu như là chẳng bao giờ quên nấu cơm. Không lo nấu đúng bữa là mấy ông chồng hoặc nhà chồng chửi cho khóc mới thôi. 
Còn có những người sau khi đi làm ở cơ quan về đã mệt mà còn phải lăn vào bếp nấu cơm. Thường thấy nhiều nhất là những người vợ, nhất là dân công sở, công nhân sống ở thành thị, cứ rời cơ quan là phải tất bật, vội vội vàng vàng về ghé chợ mua đồ ăn rồi về nhà nấu cơm trong khi các đức ông chồng thì cứ việc thư thả đi nhậu với bạn bè hoặc có về nhà thì cũng ôm lấy cái ti vi, lướt điện thoại hay voọc máy tính làm gì chả biết. Đến khi dọn ra ăn là chê  đủ thứ, có khi ném cả mâm cơm đi, rõ là chán. 
Hiếm lắm mới có ông chồng trẻ vô bếp nấu cơm phụ vợ nhưng mà lâu lâu thì được chứ làm riết hàng ngày, vợ cũng coi thường chồng, xem như đó là nghĩa vụ, tình cảm vợ chồng ít nhiều phai nhạt, càng chán hơn.  
Nhìn những hình ảnh này có đáng để cảm ơn không nhỉ? 

























ôi, những giọt mồ hôi rơi, sự mệt nhọc, vất vả, lo lắng, tất bật, bao tình cảm,... đó người ơi...

( Trên đây là những hình ảnh sưu tầm từ internet ) 

Nói tiếng cảm ơn thì rất ngại thôi thì đừng chê món ăn dở nhé, hãy ăn khi có thể ăn được ( trừ khi món đó bị cháy khét hết thì mới chịu thua), hãy ăn hết cơm và các món ăn nhé. Muốn góp ý gì thì nói nhẹ nhàng, tếu tếu một chút sao cho người nấu không buồn, không tự ái, ai cũng có lòng tự ái mà. Ta mệt không lẽ người nấu khỏe chắc ???

Hãy thưởng thức, hãy vui, hãy cười, mạnh dạn nói lời khen ngợi, lời cảm ơn người đã nấu cho chúng ta ăn. Dù là mâm cao cỗ đầy hay là chỉ dăm món ăn đơn sơ, đạm bạc thì cũng là công của người nấu, là tình cảm của họ dành cho chúng ta.




Ảnh sưu tầm 

Ăn hết thức ăn là thể hiện lòng biết ơn với người nấu và cũng là hành động thiết thực thực hành tiết kiệm. Chẳng lẽ ta không thấy xót khi còn bao nhiêu người trên trái đất này phải thiếu cái ăn, phải chịu đói khát hàng ngày mà ta thì lại dễ dàng vô tâm, vô ý bỏ phí thức ăn, để thừa mứa, đổ bỏ thức ăn hay sao ?

Nó đã được xem hết bộ phim " Hương vị tình yêu" của Nhật Bản, chiếu trên kênh HTV9. Trong bộ phim, tình cảm vợ chồng, con cái được thể hiện nhiều nhất qua câu " Cảm ơn vì bữa ăn". Nó xem hết phim, nó suy nghĩ, nó hiểu giá trị của tình cảm, sự quan trọng của người nội trợ trong gia đình. Nó nghĩ miên man rất nhiều ngày ....

và... 

Nó nghĩ thế và nó đã làm thế. Kệ, ai cười, mặc người ta.
Hàng ngày, trong các bữa ăn, dù người thân nó nấu hay nó nấu thì nó vẫn thường cúi đầu, cười và nói " Cảm ơn ( .....)vì bữa ăn" với người thân của nó, nói nhỏ nhỏ, thầm thầm thôi, đủ nghe thôi. Hii, lúc đầu chưa quen, nó cũng mắc cỡ lắm, vụng về nói chẳng ra câu. Người thân của nó hiểu nó và rất vui. Dần dần thành quen, chẳng sao cả. Nó không chê món dở. Nó khen, có khi nó góp ý với lời nói rất chi là dịu dàng và cực kỳ ngọt ngào làm người thân của nó ngất ngây vì được góp ý, he he ( cái này gọi dẻo miệng đây). Thế là lần sau, đảm bảo được ăn ngon hơn liền. 
Nó còn tự chắp hai bàn tay lại và nói " Cảm ơn vì bữa ăn" khi có bữa tự nấu rồi chỉ ăn một mình. 
Nó hạnh phúc vì nó được làm người. Nó thầm cảm ơn người nông dân làm ra lương thực, thực phẩm, người vận chuyển, người buôn bán,... đã giúp nó có những bữa ăn....
Nó thường ăn hết cơm, không bỏ sót dù 1 hạt, nó vét sạch nồi, sạch chén, sạch muỗng. Nó ăn hết thức ăn. Con mèo nó nuôi cũng được tập ăn như thế. 
Kết quả là gia đình nó ít người thôi nhưng rất hiểu nhau, yêu thương và rất tôn trọng nhau. Hạnh phúc giản đơn chỉ cần thế là đủ, còn gì hơn. 
Cái gì đúng, cứ làm, chẳng sợ ai cả. 

Chắc sẽ có người đọc cho rằng nó khùng, nhưng mà nó học hỏi theo những điều tốt đẹp mà, kệ chẳng sao, hehehe 
.

34 nhận xét:

  1. Rất đáng học hỏi và trân trọng. Cảm ơn Hoa đào mùa xuân vì bài viết, chúc bạn luôn hp như thế nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cảm ơn bạn đã đồng cảm. Nói lời cảm ơn vì bữa ăn đơn giản thôi mà cũng rất ngại ngùng, mắc cỡ, nhưng nếu đã yêu thương nhau thì sẽ không khó để nói điều đó với nhau, bạn nhỉ.

      Xóa
    2. Ước gì tất cả mọi người đều đọc được bài viết này của HĐMX để nhìn nhận lại giá trị của bữa cơm & người đã vất vả nấu bữa cơm ấy.

      Xóa
    3. Mình nghĩ là trong sâu thẳm tâm tư có khi nhiều người hiểu nhưng mà ngại nói đó thôi, riết rồi quên, thành quen luôn.
      Mình nghĩ sao viết vậy thôi mà, cũng chưa sâu sắc lắm, hii

      Xóa
  2. Rất đáng học hỏi và trân trọng. Cảm ơn Hoa đào mùa xuân vì bài viết, chúc bạn luôn hp như thế nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình chúc bạn an vui, nha! Sao mình có cảm giác bạn là người có nghị lực và nhân hậu, đó.

      Xóa
    2. Cảm ơn lời khen của bạn nhưng Mưa thật sự không được như thế đâu. Chúc bạn tuần mới vui vẻ nhé!

      Xóa
    3. Bạn khiêm tốn đó, đọc bài thơ " CHỈ TẠI EM " của bạn và những câu bình luận của bạn trên blog của các bạn blog, mình cảm nhận được điều đó mà.
      Hii, thôi thì mỗi người 1 suy nghĩ vậy, không nhường qua cãi lại nữa nha ( xin lỗi bạn, cho mình áp đặt 1 chút xíu, 1 chút thôi mà, nha nha, hii)

      Xóa
  3. Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn chị !
      Em chúc chị tuần mới nhiều niềm vui, nha!

      Xóa
  4. Thăm em gái đọc bài hay và ý nghĩa trong cuộc sống
    Chúc em gái tuần mới tràn niềm vui (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn chị ạ! Thực ra đây chỉ là việc bình thường thôi mà.
      Em chúc chị tuần mới vui nhiều nhiều nha!

      Xóa
  5. Cám ơn bài viết của cháu!
    Chúc cháu an nhiên hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, cháu cảm ơn chú ạ! Ngoài mình trước khi ăn là phải mời nhau, rất hay, bây giờ thêm lời khen hay lời cảm ơn cũng chả mất gì chú nhỉ.
      Cháu chúc chú luôn vui, khỏe, ạ!

      Xóa
  6. Cảm ơn em, bài viết rất hay...Chị ngẫm lại...anh xã chị chưa bao giờ chê...cho dù có lúc cơm nhão, canh mặn. Thế cũng vui rồi em nhỉ. Chúc em một đêm với những giấc mơ thật đẹp...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Wa, vậy là anh cũng dễ tính vì thương chị mà, vui quá đi chứ chị, đâu phải ai cũng dễ vậy đâu.
      Em cảm ơn chị. Em chúc chị luôn vui vẻ nha!

      Xóa
  7. Cám ơn và xin lổi là nét văn hoá đẹp trong ứng xử. Đi ăn , người phục vụ mang cho mình thức ăn , phép lịch sự tối thiểu là mĩm cười và noi cám ơn. Lịch sự và thân thiện được với người ngoài là vậy. Nhưng trong gia đình lai hà tiện voi nhau một loi cam on ! Buồn nhỉ ?
    Cam ơn ban cho minh đuoc đọc bài hay. Chúc vui nhe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái nếp đó thành quen rồi, chị ơi, nhưng mà cũng có những gia đình họ cư xử lịch sự và tôn trọng nhau lắm.
      Em cảm ơn chị. Em chúc chị vui khỏe nha!

      Xóa
  8. Anh qua nói cám ơn nè!(ý mà....có nấu cho tui ăn hồi nào đâu há????)
    thôi thì cám ơn ...bài viết! khi nào được mời ăn sẽ cám ơn...2 lần hén!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là vinh dự lắm mới mời được anh Biển dùng bữa, hiii. Với lại nữa là anh Biển quen với hải sản ngon đặc biệt, cao lương mỹ vị không à, trong khi bữa cơm em cực kỳ đạm bạc lắm lắm. hehe

      Xóa
  9. Cảm ơn nhé! Bài viết hay lắm bạn ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn chị! Em chúc chị thân tâm an lạc ạ!

      Xóa
  10. Tuệ ghé thăm bạn đọc bài thật hay nè.Tuệ chúc bạn mình luôn vui vè nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cảm ơn bạn. Mình chúc bạn ngày mới vui vẻ nha!

      Xóa
  11. Cám ơn một bài viết hữu ích
    được ngồi vào bàn là đã được bao yêu thương
    từ sự chăm sóc của Thượng Đế
    qua lương thực
    từ yêu thương khó nhọc của bao người quanh ta
    Thói quen của mình
    một người Ki tô hữu
    là làm dấu Thánh Giá trước bữa ăn,
    xin sự chúc lành, xin được thánh hóa,
    tạ ơn vì có của ăn
    và xin ơn để mình sống xứng với thực phẩm đã nuôi dưỡng mình...Thực phẩm sẽ nên hoa trái để mình có thể phục vụ lại anh em...
    Mỗi một người có một cách để biểu lộ sự tri ân
    và tất cả đó làm mình trở nên là người hơn.

    Chúc bạn nhiều an lành và hạnh phúc trong cuộc sống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn chị đã cho em biết ý nghĩa của việc làm dấu Thánh Giá trước bữa ăn, em có thấy nhiều người làm mà em không hiểu nhưng rất ngưỡng mộ. Người theo đạo Phật cũng hay chắp tay niệm Phật, đọc bài kệ ngắn trước khi ăn với ý nghĩa nhớ ơn con người cho mình bữa ăn và thực hành việc dùng bữa trong sự chánh niệm. Đối với Tôn giáo vấn đề làm lễ trước bữa ăn là rất thiêng liêng.
      Em thân chúc chị luôn vui khỏe và hạnh phúc, ạ!

      Xóa
  12. NB cám ơn bạn có bài viết thật hay, có những điều thật mà chúng ta chưa biết.Điều gì hay ta nên bắt chước , không tốn tiền mà được nhiều thứ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi nước có nét văn hóa, phong tục riêng, họ có những điều hay mà mình có thể học hỏi nếu thấy phù hợp và ý nghĩa với mình.
      Mình cảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ! Mình chúc bạn luôn vui nha!

      Xóa
  13. Bài viết và nhạc rất hay như một thông điệp hữu ích,cảm ơn em gái HOA ĐÀO MÙA XUÂN đã chia sẻ,chúc em cùng gia đình luôn khỏe,may mắn và thật hạnh phúc em nhé!iu em......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn chị đã ghé thăm! Cuộc sống hạnh phúc có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhoi và đơn giản.
      Em chúc chị luôn an vui nha!!!

      Xóa
  14. bài viết, BÀI HÁT thật ý nghĩa HOA XUÂN ĐÀO ƠI
    chúc em luôn có cuộc sống tràn đầy HP nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em cảm ơn chị! Em chúc chị luôn tươi vui, nha!

      Xóa
  15. Mình cũng sẽ học theo cách này nhờ bài viết của em đó nha. Học để biết cám ơn vì bữa ăn và biết đừng chê khi được ai đó nấu cho mình ăn. Gia đình mình luôn mời nhau ăn và cố gắng ăn hết đồ ăn nhưng chưa ai nói cám ơn vì bữa ăn và đôi khi cũng còn chê mặn nhạt chi đó đối với món ăn.
    Cám ơn em đã viết bài này. Chị tìm thấy ở em tính nết dịu dàng,luôn biết học hỏi những điều tốt làn qua bài viết này
    Chúc em luôn vui và hạnh phúc ( Song Thu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc đầu cũng ngại lắm chị ơi. Nhưng mà kệ cứ làm, ai cười thì mãi cũng chán. Được người khác nấu cho ăn là sướng rồi ấy chứ. Không chê dở mà góp ý nhẹ nhàng thôi làm người nấu cũng không bị tự ái, có thêm nguồn động lực để lần sau nấu ngon hơn. Ai chả thích được khen, được nịnh, chị nhỉ. Bị chê nhiều dễ mất hứng, tự ái, không muốn nấu nữa, không tự tin,... Một lời nói tốt có mất mác gì đâu, chị.
      Em cảm ơn chị đã chia sẻ ạ! Ui, nhưng mà em đểnh đoảng lắm chị ơi.
      Em chúc chị luôn vui khỏe nha!

      Xóa