NGẪM

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Đôi bờ tâm thức



Vô minh : chẳng biết mình sai
U mê tâm trí, ôm hoài chẳng xa.
Vô minh che  phủ tâm ta
Hiên ngang ngự trị, không tha ngày nào.
Khi chưa giác ngộ là bao,
Vô minh chi phối, khắc sâu cuộc đời.
Tạo tác từ việc thiện lương,
Đến cả bất thiện cũng thường như nhau.
Tin mà chẳng biết chánh tà
Lại thêm tự ngã thành ra hại mình.

Cho nên phải dứt vô minh,
Tìm đường giác ngộ cho mình lạc an.

Giác ngộ chẳng dễ hiểu rành
Nhưng mà hiểu được sẽ nhanh thoát trần.
Thấu triệt được lẽ thật chân
Giả, Không, rõ biết Tâm sanh, chấp gì.
Nhận diện tự ngã, thoát ly
Toàn tâm, toàn ý diệt đi mê mờ.
Con người từ thuở ban sơ
Ta hiểu cho rõ từ xưa đến giờ.

Dòng sông Tâm thức hai bờ
Bờ này rõ thấy hiện thời : Vô Minh
Bờ kia ta muốn định hình
Chính là Giác Ngộ cho mình tỏ thông.
Hạ quyết tâm lội ngược dòng,
Bơi từ bờ ấy – xa vòng Vô Minh.
Bơi qua bờ Giác – tự mình.
Con đường tất yếu- quá trình tự tu.




8 nhận xét:

  1. "Tu là tu đức, tu nhân
    Tu tâm, tu tính, tu thân thưc thà..."
    Chúc cháu luôn vui, khỏe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tu đi, chẳng khó đâu mà
      Nếu làm được thế ắt là an vui.

      Cháu cảm ơn chú! Cháu chúc chú tuần mới nhiều niềm vui ạ!

      Xóa
  2. NIỆM PHẬT không phải là thể hiện ở số lượng thanh âm
    mà là thể hiện ở sự THANH TỊNH của tâm tánh.
    CHẮP TAY không phải chỉ là khép hai tay lại
    mà còn thể hiện sự CUNG KÍNH, đảnh lễ.
    VÁI LẠY không phải chỉ là khom lưng cúi người xuống
    mà là buông BỎ NGÃ MẠN.
    BỐ THÍ, quyên tặng không phải chỉ là cho đi hết vật chất dư thừa mà là chia sẻ TẤM LÒNG yêu thương.
    VUI MỪNG không phải là ở khuôn mặt rạng rỡ
    mà là ở sự khoan khoái, DỄ CHỊU trong lòng.
    THIỀN ĐỊNH không phải là ngồi lâu đến mức không dậy nổi
    mà là trong tâm KHÔNG DAO ĐỘNG bởi bên ngoài.
    THANH TỊNH không phải là ở sự cố ý diệt dục
    mà là giữ tâm KHÔNG MƯU CẦU danh lợi.
    SÂU SẮC không phải là người nói ra những lời uyên bác
    mà là người có thể LẮNG NGHE cả những điều vụn vặt
    TU TẬP không phải là học tập tri thức ở cao xa
    mà là thực hiện VÔ NGÃ ngay trong đời sống của mình.
    Namo Buddhaya
    SƯU TẦM TỪ INTERNET

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. THẦY DẠY ĐẠO CHO TA LÀ AI ?
      Đã là Phật tử thì nên xem tất cả các Tăng, Ni đều là Thầy chứ không riêng gì Thầy Bổn sư truyền giới cho ta. Ngoài ra, thầy dạy ta còn là :
      1. Các bài kinh Phật mà ta đọc tụng
      2. Các bài giảng Pháp của các Tăng Ni ( qua các buổi ta trực tiếp nghe pháp tại chùa hoặc qua băng đĩa ).
      3. Các bài báo, tạp chí Phật giáo
      4. Các bài viết sưu tầm của bạn đạo trên Facebook ( đừng xem thường nhé vì có nhiều bài bổ ích mà bạn đạo đã đọc, đã hiểu, đã trải nghiệm)
      5. Các quyển sách viết về Phật giáo ( Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca , Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Cẩm nang tu học, Hướng dẫn tu tập, Đường xưa mây trắng, Một cuộc đời –một vầng nhật nguyệt ,…)
      6. Bạn đạo , người thân, bạn bè và những người xung quanh ta cũng chính là Thầy ta cả đấy.
      7. Quan trọng nhất là mục đích tu học theo Phật giáo của ta là gì ? Nếu tu để làm lợi ích cho chúng sanh thì đó là chân chính nhất. Còn nếu tu để được Phật, Bồ tát phù hộ cho ta không bị tai ương ,… cho ta đẹp, giàu, may mắn, hạnh phúc thì hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, có thể nói Mục đích tu học của ta chính là Thầy dạy ta
      8. Thầy dạy ta cũng chính là tâm ta.
      ( tự nghĩ thế )

      Xóa
    2. Chị rất thích đọc bài sưu tầm và bài(tự nghĩ thế) của em nè. Dẫu chị chưa thật sự thấu hiểu tất cả và cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu Phật pháp hay kinh kệ nhưng chị hiểu đại thể rằng Đức Phật từ bi luôn hướng con người tới hành thiện lìa ác. Đó là điều mà mọi người gắng theo để bản thân mình tốt lên cũng chính là góp phần cho xã hội tốt đẹp hơn vậy

      Xóa
    3. Dạ, đúng vậy ạ. Nếu hiểu và làm theo lời dạy của Đức Phật, biết giác ngộ lẽ thật con người, chúng ta sẽ sống tốt hơn, yêu thương nhau, hòa thuận, không có hận thù, thế giới bình yên, con người hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau là do con người.
      Em cảm ơn chị đã chia sẻ ạ! Em chúc chị luôn an vui nha!

      Xóa
  3. Thực hành chánh niệm mãn viên
    Hồi quang phản tỉnh,hết phiền lụy thân
    Nhìn trong khổ não cuộc trần
    Đất tâm nuôi dưỡng cho nhân duyên thành....

    Trong bản dịch kinh Đại Bát Nhã của Ông Nguyễn Minh Tiến có phần bình luận phê phán cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Thầy Nhất Hạnh.Mới thấy vốn liếng kiến thức Phật học giúp ích rất nhiều,nhưng nó cũng chính là cái Sở Tri Chướng ngăn trở trong quá trình thực chứng...Tu học nhiều mà chỉ trưởng dưỡng cho cái bản ngã cũng tiếc thay.Liễu ngộ là điều kiện tiên quyết cho giải thoát,được phần nào cũng quý cả.......Thường Niệm và Thường Quán thực hành mơi lúc mọi nơi sẽ giúp tâm không bị phóng lãng.
    Chúc em thường an !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, vâng ạ! Tu thì phải hành, vận dụng vào trong đời sống hàng ngày, luôn nhớ " Sự kiêu căng , ngã mạn là cản trở lớn nhất đối với người tu".
      Em cảm ơn anh thật nhiều ạ! Em sẽ cố gắng thêm .
      Em chúc anh thân tâm luôn an lạc ạ!

      Xóa