NGẪM

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

GIÁO VIÊN CẮM BẢN

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, thực vật, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời và thiên nhiênTrong hình ảnh có thể có: ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đạp xe, cây, xe đạp, ngoài trời và thiên nhiênTrong hình ảnh có thể có: ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, núi, ngoài trời và thiên nhiên

 Giáo viên trường Nậm Ngà - Mường Tè ( Lai Châu ) chuẩn bị cho ngày tựu trường 

-----------------
GIÁO VIÊN CẮM BẢN 

      Tác giả : Lưu Hương Quế
( Tặng các đồng nghiệp đã và đang công tác miền núi )
Tạm biệt ngày hè nơi phố thị miền xuôi 
Thầy lên bản để kịp ngày khai giảng
Tay xách nách mang đi từ tảng sáng
Trời nhá nhem mà đâu đã đến trường !
Lòng yêu nghề chứ đâu chỉ vì lương
Mà vật lộn nơi rừng thiêng nước độc
Để các em không mất đi buổi học
Bao gian nan khó nhọc sá gì đâu !

Mái trường tranh ,phên nứa nép rừng sâu
Đôi mắt học trò ngóng đợi thầy từng phút
Thạo việc rẫy nương nhưng chưa quen cầm bút
Vẫn chờ thầy đưa nét chữ đầu tiên .

Cả nước hân hoan khai giảng khắp mọi miền
Không khí tưng bừng cờ hoa rạo rực
Bóng bay thả trời gửi niềm mơ ước
Bay về miền sơn cước một chùm thôi !

Để nhóm thêm khát vọng trồng người
Gieo cái chữ nơi núi non cùng cốc
Nơi xa xỉ với hai từ " đi học "
Nơi quanh năm chưa đủ mặc , đủ ăn 
Khi khó khăn ,vẫn chồng chất khó khăn
Những nhà giáo đâu chỉ là dạy chữ
Bữa cơm quen với rau măng ,sắn củ
Đón các em về từ giấc ngủ trên nương

Chiếc áo dài cô cất dưới đáy rương
Cái cà vạt thầy giữ nguyên nếp gấp
Đem ra ngắm ,
Rồi lặng yên ...
xếp cất .
Muốn khoác lên
Nhưng khập khễnh ...
ngượng ngùng..
Đẹp với ai ? - Nơi thuỷ tận sơn cùng
Khi đám học trò vẫn không quen đi dép
Có phấn son , chẳng mấy khi làm đẹp
Đơn giản là : Nơi ấy chẳng ai xem !
Đôi dép lê lên lớp cũng thành quen
Khi bục giảng vẫn lô nhô đất đá
Lớp học ghép không còn là chuyện lạ
Nơi vùng biên miền núi xa xôi

Hãy một lần nhìn - ngẫm một phút thôi !
Họ là NGƯỜI HÙNG vì tương lai đất nước
Chút đãi ngộ đừng nâng lên - đặt xuống
Bao khó khăn, vất vả thấm vào đâu !
--------------------------------------------------------

Xúc động cảnh thầy giáo cõng 30kg lương thực đu dây vượt núi đến trường ở Yên Bái



        Những hình ảnh các thầy giáo, cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học An Lương “cõng chữ lên non” tiếp tục được chia sẻ mới đây khiến ai cũng sợ hãi và cảm phục trước những nguy hiểm mà đoạn đường phải trải qua, do đoạn đường từ trung tâm thị trấn vào trường hiện đang bị chia cắt do hậu quả của các đợt lũ quét vừa qua

         Đoạn clip ghi lại cảnh thầy Nguyễn Quang Diện, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học An Lương (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) cõng trên lưng 30kg đồ dùng và lương thực và bám theo dây để leo lên dốc núi cao để đem vào trường cho học sinh ăn ở bán trú.

        Phía dưới, một thầy giáo khác cũng đang gồng mình vừa cõng bao lương thực nặng vừa đu dây để leo lên, xung quanh là đất đá sạt lở. Chỉ một sai sót tính mạng của các thầy cô giáo sẽ gặp nguy hiểm. Cả đoạn đường mà các thầy cô giáo phải vượt qua từ trung tâm thị xã Nghĩa Lộ vào điểm trường là 17km đi bộ, nhiều đoạn phải trèo đèo, lội suối, đu dây vượt qua dốc núi như clip nói trên.
 Các thầy giáo Trường PTDTBT tiểu học An Lương nghỉ giữa đường ăn trưa lấy sức vượt 17km đi bộ vào trường dạy học
Các thầy giáo Trường PTDTBT tiểu học An Lương nghỉ giữa đường ăn trưa lấy sức vượt 17km đi bộ vào trường dạy học
------------------------------------------------------------

Còn đây là hình ảnh các thầy cô giáo vùng cao ở Hà Giang chuẩn bị cho năm học mới:
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, trẻ em và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ngoài trời và thiên nhiên

Giáo viên cõng xe, lội suối vào bản gọi học sinh đến trường ở Nghệ An:

Để học sinh đến trường đúng thời gian quy định, trước năm học mới 2018 – 2019, các trường học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương đã tổ chức cho giáo viên đến tận các bản để vận động. Tuy nhiên, sau cơn bão số 3, đường sá sạt lở, nước sông suối vẫn dâng cao buộc thầy cô giáo phải cõng xe, lội suối để vào bản.


Cơn bão số 3 đã đi qua, tuy nhiên nước sông suối vẫn dâng cao khiến đường vào bản của các thầy, cô giáo rất vất vả. Nhiều đoạn đường vào bản Huồi Pốc (xã Nậm Cắn) xe máy ngập sâu trong nước. Ảnh: Lô Thắm
Tại bản Ca Da (xã Bảo Thắng) giáo viên phải thay nhau khiêng xe qua suối để vào bản vận động học sinh. Ảnh: Lương Quý


Nhiều quãng gập ghềnh, các thầy giáo phải vừa đi vừa đẩy xe máy. Ảnh: Lô Thắm


Phút nghỉ ngơi bên đường lúc vào bản vận động học sinh của các thầy, cô giáo vùng cao. Ảnh: Lô Thắm
Giáo viên Trường Tiểu học Lượng Minh (Tương Dương) đón học sinh qua suối. Ảnh: Đào Thọ
Đến sáng 13/8, nhiều học sinh đã tập trung tại trường để chuẩn bị bước vào năm học mới. Các em trồng hoa, dọn cỏ, làm sạch khuôn viên trường lớp. Ảnh: Đào Thọ
Nhóm CTV
SƯU TẦM TRÊN FACEBOOK