Mùa hè đến rộn ràng hoa
phượng, náo nức tiếng ve và dập dìu những chuyến đi chơi xa. Mùa hè với tôi có
quá nhiều kỷ niệm nhưng có lẽ kỷ niệm nhiều nhất đó là mùa hè xanh tình nguyện.
Tuổi trẻ mà, ai cũng tràn đầy lòng nhiệt huyết, sức khoẻ dồi dào, lại thêm lòng yêu đời phơi phới nữa. Thời sinh viên cũng như bạn bè sinh viên khác, tôi đăng ký tham gia chiến dịch tình nguyện trong những tháng hè, đi đến những vùng quê xa, đưa chút chữ đến với đồng bào nơi đây. Những tháng hè tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tôi bao điều nhung nhớ :
Mùa
hè năm thứ I –tại huyện Củ Chi năm 1996 – TPHCM ( Chiến dịch Ánh sáng Văn hoá
hè )
Một
tháng rưỡi “Cùng ăn, cùng ở, cùng học, cùng làm” với người dân ở nơi đây, chúng
tôi – những chiến sĩ văn hoá đã nhận được biết bao tình cảm thương yêu, giúp đỡ
của người dân vùng đất thép anh hùng. Những Ông Bà Mười, Má Hai, Bác Tám, chú
Tư, cô Sáu, anh Thép, chị Thuý, chị Năm, anh Nghệ, bé My, bé Đẹt ,….
ƠN NGHĨA
ĐONG ĐẦY
Những
ngày ở trọ nhà Má Hai, tôi được cả nhà quan tâm, chăm sóc, coi như con em trong
nhà vậy. Từ việc ăn, ngủ,…tôi đều được quan tâm chu đáo. Gia đình Má là
gia đình Liệt sĩ. Chồng và hai người con trai của Má đều hy sinh trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ và một người con trai hy sinh trong chiến tranh biên giới
Tây Nam . Bây giờ Má còn lại 3 người
con: gia đình chị Năm sống ở căn nhà bên cạnh nhà Má và gia đình anh Út thì ở
chung với Má, gia đình anh Hai thì đang sống ở dưới thị trấn Củ Chi. Những đau
thương, mất mát thì không thể kể hết được. Má kể cho tôi nghe sự ra đi của
chồng khi bị giặc bao vây, sự hy sinh của anh Tư khi đang làm nhiệm vụ đào
hầm….từng lời, từng câu đầy lòng thương xót, đau đớn,…Nhất là sự hy sinh của
anh Ba ở chiến trường Cam- pu- chia. Đau đớn nhất là việc đi tìm hài cốt
của anh Ba trong cái cảm xúc cầm trên tay những mảnh xương thịt không còn nguyên vẹn
của con trai khi đưa từ biên giới ở Tây Ninh về chôn ở vườn nhà ( năm 1992 mộ
anh đã được quy tập ở nghĩa trang An Nhơn- Củ Chi) trong những ngày đêm mưa
giông cuối năm 1979. Má kể mà tôi cảm thấy nghẹn ngào… thấy thương Má và các
anh vô cùng. Còn nhiều chuyện nữa mà tôi không thể kể hết ở đây…
Nhớ ơn
Má Hai tối nào cũng cầm đèn dầu dẫn tôi đi đến điểm dạy là nhà Ông Bà Mười (
cán bộ hưu trí) cách đó khoảng 1 cây số rồi chờ tôi dạy xong lại dẫn tôi về vì
Má sợ trời tối tôi sợ ma và sợ tôi bị ai đó trêu ghẹo hay gì đó…vì hồi đó chưa
có điện như bây giờ. Dù trời mưa Má cũng vẫn dẫn tôi đi đều như thế. Cho dù tôi
có nói tôi tự đi một mình được, Má cũng nhất quyết không chịu.. Ngoài việc phụ
nấu cơm, phụ đương bồ, xách nước giếng, gia đình không cho tôi làm gì cả. Ơn
này suốt đời tôi không bao giờ trả hết được. Nếu kể ra thì nhiều lắm.
Vùng quê
Củ Chi ngày ấy còn nghèo lắm. Người dân chủ yếu trồng lúa, làm nghề đương bồ
(người dân ở đây dùng từ " đương " chứ không gọi là" đan
"). Nhà Má kiếm sống bằng nghề đương bồ. Đó là những tấm lót sàn tàu, ghe
được đan bằng những mảnh thanh tre dài thành miếng hình chữ nhật dài khoảng ba
mét, rộng 1 mét. Tre thì anh Út tự kiếm ở đâu đó trong vườn, rừng mang về cho Má
vót và chị vợ anh Út thì đan rồi mang đi giao cho người ta ở dưới thị trấn. Một
ngày làm được nhiều thì khoảng 3 – 4 tấm, có ngày ít hơn. Thu nhập đó chỉ
đủ tiền ăn trong ngày…
Nước máy
chưa có, điện cũng chưa nhiều. Người dân
uống nước mưa hoặc nước giếng thôi. Tôi cũng uống nước mưa và nước giếng như mọi
người. Bữa cơm chủ yếu là cá rô con kho nghệ, rau lang luộc hoặc xào, có khi
mướp, bông đậu ván. Thế là số tôi sướng lắm đấy. Dù nói thế nào, Má và gia đình
nhất quyết không nhận tiền ăn của tôi. Những tháng ngày ở đó, tôi được gia đình
Má bảo bọc từ a đến z. Ơn đó suốt kiếp này tôi cũng không thể nào trả nổi.
Tình
đất, tình người sâu nặng đã hoà quyện nâng bước chân chiến sĩ chúng tôi lên,
làm dẻo dai thêm bước đi trên mọi nẻo đường quê hương. Chúng tôi có làm được gì
nhiều ngoài việc dạy chữ cho các cô chú, anh chị, các em; phụ giúp đắp đường;
đào mương; lợp nhà; chăn vịt; gặt lúa; hái dưa leo ( chuột ), cắt cỏ, nhổ
đậu phộng ( lạc), đan rổ, đan bồ , làm nấm mèo, nấu cơm ... So với những vất vả,
cơ cực, thiếu thốn của những người dân nơi đây thì những giọt mồ hôi của chúng
tôi đổ ra có thấm tháp gì đâu .
Nhớ lần
chúng tôi thực hiện việc làm đường cho bà con. Hôm đó, chiến sĩ chúng tôi gồm 6
cô gái là sinh viên đóng trên địa bàn của ba ấp cùng với sự hỗ trợ của đoàn
thanh niên ấp MCT và ấp MCĐ khoảng 5 bạn nhận nhiệm vụ đắp đường cho con đường
liên ấp ấy và đắp đê cho ấp MCT. Chúng tôi có mặt từ sáng sớm sau khi lót dạ bằng bữa cơm vội vã. Ai
cũng háo hức. Chúng tôi làm việc sôi nổi, nào là xúc đất, cuốc cỏ, khiêng đất,
đắp nền đất,… làm rất khỏe. Hồi đó chỉ có mặc áo thun, đội nón lá chứ không đeo
khẩu trang và mặc áo khoác đâu nhé, chẳng cô gái nào sợ nắng ăn da cả. Đến gần
9 giờ sáng, ai cũng mệt và bỗng đói bụng kinh khủng. Chúng tôi ngồi nghỉ mệt dưới
bụi tầm vông to đùng. Bỗng đâu, có hai chị gái khiêng một nồi to to và một rổ
to tự dưng xuất hiện trước mặt …. Buổi sáng của chúng tôi kết thúc bằng bữa chè
đậu xanh bột báng nước dừa thơm lừng, ngọt lịm như thế.
Chiều
nắng gắt hơn và mưa lại về. Sau bữa cơm trưa no nê với canh chua cá lóc và cá
lòng tong kho tại nhà chị Ba gần đó, chúng tôi đã làm việc mà quên mệt nhọc. Tuổi
trẻ có khác, hăng hái và khỏe thật dù là thân gái tiểu thư mà sao không nản
chí. Chúng tôi lại được ăn chè nhưng mà là
chè khoai mì đậu phộng nấu với nước cốt dừa ngọt thơm và béo ngậy, ngon ơi là ngon. Những bữa ăn của ngày hôm đó chính là
công sức của các má và các chị ở 3 ấp góp vào nấu bồi dưỡng cho chúng tôi.
Nói sao
cho hết những ân tình ấy. Chúng tôi không sao quên được, mãi mãi không quên.
GIỌT NƯỚC
MẮT CẢM PHỤC VÀ BIẾT ƠN
Trong
những ngày tháng ở đây, chúng tôi được đến thăm địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược,
viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Củ Chi, thăm những gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, gia
đình thương binh- liệt sĩ ở 2 xã. Trong đó có cả lần chúng tôi được đến thăm mộ
và nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Rành. Chúng tôi được thấy, được nghe,
được cảm nhận và được suy nghĩ về những hy sinh, mất mát, khổ đau nhưng rất đỗi
hào hùng của các Mẹ, các bác, các chú, các cô, các thím, các anh, các chị để
thấy mình còn nhỏ bé, còn nông nỗi, còn ích kỷ lắm,… Những chiến công thầm
lặng, những tiếng khóc, giọt nước mắt âm thầm rơi, những nỗi đau quặn thắt tim
gan, những khó khăn, gian nan, những giờ phút ngàn cân treo sợi tóc, những phút
tử biệt,…. mà chúng tôi được nghe sẽ theo chúng tôi mãi mãi để chúng tôi biết
sống tốt hơn, có ích cho đất nước hơn. Nếu kể ra thì dài lắm không thể viết ra
được… Chỉ biết rằng chúng tôi đã khóc khi được nghe kể lúc đó, đã khóc khi nói
với nhau sau khi về lại trường. Chúng tôi đã làm mới mình tốt hơn kể từ mùa
chiến dịch đó…
TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Chúng tôi không ở chung nhà cũng không dạy chung lớp chỉ là cùng sinh hoạt, lao động, ... với nhau nhưng chúng tôi vẫn luôn quan tâm ,chia sẻ, động viên, khuyến khích, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác. Có rất nhiều kỷ niệm vui buồn bên nhau. Những lúc cùng lao động cùng hỗ trợ nhau, những lúc tâm sự cùng nhau, trao đổi cách dạy học, nói tâm lý học trò, những lúc đi chợ mua đồ ăn, đi thăm viếng địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, leo núi Bà Đen, thăm Tòa thánh Tây Ninh, .... nhiều lắm không kể hết được vì nếu kể là phải kể thật tỉ mỉ cơ. Những ân tình đó mãi mãi tôi không quên được. Chắc các bạn tôi cũng thế vì chúng tôi học cùng một lớp mà và sau khi ra trường có bạn dạy cùng trường với tôi nữa. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhắc về những ngày tháng ở Củ Chi đó mà cảm thấy rất vui. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng về thăm lại nơi đầy tình nghĩa đó như là về nhà mình vậy...
TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Chúng tôi không ở chung nhà cũng không dạy chung lớp chỉ là cùng sinh hoạt, lao động, ... với nhau nhưng chúng tôi vẫn luôn quan tâm ,chia sẻ, động viên, khuyến khích, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công tác. Có rất nhiều kỷ niệm vui buồn bên nhau. Những lúc cùng lao động cùng hỗ trợ nhau, những lúc tâm sự cùng nhau, trao đổi cách dạy học, nói tâm lý học trò, những lúc đi chợ mua đồ ăn, đi thăm viếng địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, leo núi Bà Đen, thăm Tòa thánh Tây Ninh, .... nhiều lắm không kể hết được vì nếu kể là phải kể thật tỉ mỉ cơ. Những ân tình đó mãi mãi tôi không quên được. Chắc các bạn tôi cũng thế vì chúng tôi học cùng một lớp mà và sau khi ra trường có bạn dạy cùng trường với tôi nữa. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhắc về những ngày tháng ở Củ Chi đó mà cảm thấy rất vui. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng về thăm lại nơi đầy tình nghĩa đó như là về nhà mình vậy...
KỶ NIỆM
VUI
Còn kỷ
niệm vui thì nhiều lắm : nào là bị té xuống sông bơi cùng cá rô, sình và p… kinh
khủng nhưng tức nhất là con chó nhà ai không biết đứng ở trên bờ cứ nhìn
mình và sủa ầm ĩ chắc tại vì mình bơi giống nó quá , nào là bị học trò nhỏ
nhát con thằn lằn làm cô giáo nhỏ sợ ù té chạy vòng vòng trong xóm
và ôm luôn bụi cây tầm vông ven đường làng , nào là trời mưa đi cầu dừa
trơn không có tay vịn nên sợ quá líu quíu té kéo luôn cả anh nhà báo
hơi bị đẹp “chai” rớt xuống mương ( lúc đi qua cầu đâu có biết anh chàng là nhà
báo đâu, tưởng công tử Bạc Liêu nào đó chứ, hiii ) để rồi sau đó bị anh
chàng “ trả đũa” chụp ảnh khi cô giáo nhỏ đang làm việc giúp dân và đăng lên
báo TT nữa, tờ báo đó có học trò xin về làm kỷ niệm rồi; nào là tập ca
tài tử cải lương với anh Năm, ca làm sao mà hụt hết cả hơi chưa xuống nổi câu
xề, ca xong mấy bản vọng cổ thì gần như tắt tiếng luôn; nào là ngủ
1 mình sợ ma lắm mà hổng dám nói ra ( nhà tôi trọ là nhà tranh mái lá ,
không có cánh cửa cái và cánh cừa sổ)
... nhớ
lại tức cười quá .
Thời
gian thấm thoắt đến nay đã vừa tròn đúng 20 năm trôi qua…
Hôm nay
nhìn lại những kỷ vật của những ngày hè ấy, ngày xưa lại quay về ….
.
.
sang đọc bài viết Nhớ Mùa hè xanh ( 1 )
Trả lờiXóarất ý nghĩa câu chuyện nào cũng hay
câu chuyện tình cảm gia đình bà má thật là cảm động tình người ...
nhiều câu chuyện vui rất mới... được em HOA ĐÀO viết lời văn dung dị, truyền cảm cho người đọc thật sự súc động...
chúc em luôn vui khỏe nhiều
Em thường viết văn rất dở và đây là chuyện thật nên có sao em viết vậy thôi ạ.
XóaEm cảm ơn anh đã động viên, khích lệ em. Em chúc anh luôn vui khỏe ạ!
hôm sang đọc tiếp Nhớ Mùa hè xanh (2
Xóacó một câu chuyện rất ly kỳ...
vui khỏe nhiều nhé
Những ngày ở đó, em hay cho bò ăn, được bò kéo xe chở ra ruộng thu hoạch bí, thu hoạch bắp nên người và bò quen nhau mà, em còn vẽ mấy bức tranh ba anh bò đó nữa mà, chuyện bò liếm tay bình thường thôi.
XóaEm cảm ơn anh nhiều ! Em chúc anh tuần mới có thật nhiều niềm vui ạ!